Loại hoá đơn này có tên viết tắt là NCV – No Commercial Value. Như các bạn đã biết thì hàng hoá phải có hoá đơn đi chung khi qua biên giới. Loại chứng từ này thể hiện giá trị hàng hoá (mặt hàng biếu, tặng, cho, mượn và thuê,…).

Giấy chứng nhận chất lượng hàng – Certificate of Quality

Giấy chứng nhận chất lượng hàng thực để bàn giao và minh chứng cho chất lượng hàng đúng theo yêu cầu của các điều kiện thoả thuận. Giấy chứng nhận có thể do bên xí nghiệp hay xưởng sản xuất cung cấp nếu không quy định khác.

Chúng cũng có thể được cấp bởi cơ quan thực hiện kiểm nghiệm hàng xuất khẩu. Giấy chứng nhận chất lượng thường có 2 loại chính là:

Tên tiếng anh của chứng từ này là Customs Declaration, kê khai hàng hoá nhập khẩu cho cơ quan hải quan để tiến hành thông quan cho hàng hoá. Nghĩa là hàng đủ điều kiện để thực hiện xuất khẩu hay nhập khẩu.

Packing List – Phiếu đóng gói

Bản liệt kê toàn bộ các loại hàng hoá có trong kiện hàng vận chuyển. Hơn nữa, chúng được lập với nội dung đóng gói hàng với các thông tin như: tên hàng, số hiệu hợp đồng, ngày bốc hàng, tên số hiệu,…

Bên cạnh những phiếu đóng gói dạng phổ thông thì trên thực tế còn có các loại phiếu khác như sau:

Giấy chứng nhận kiểm dịch cho hàng hoá đặc trưng

Việc cần giấy chứng nhận kiểm dịch còn tùy thuộc vào từng loại mặt hàng để xem xét trong quá trình hoàn tất hồ xuất nhập khẩu. Những mặt hàng yêu cầu thường là thực vật và động vật được chứng nhận bởi cơ quan kiểm dịch.

Mục đích của chứng từ này nhằm kiểm tra và ngăn chặn từ sớm sự lây lan của dịch bệnh liên quan đến hàng hoá đến các quốc gia khác trên thế giới.

Tổng hợp các loại chứng từ xuất nhập khẩu phổ biến nhất

Các chứng từ xuất nhập khẩu được sử dụng nhiều nhất hiện tại được An Tín tổng hợp đầy đủ dưới đây:

Hoá đơn thương mại thuộc chứng từ xuất nhập khẩu là loại chứng từ cơ bản thuộc nghiệp vụ thanh toán. Vì vậy, hoá đơn thương mại yêu cầu bên mua phải thanh toán đúng như số tiền được ghi trên hoá đơn.

Không những vậy, nội dung trên hóa đơn phải nêu rõ ràng giá trị, đơn giá và đặc điểm của lô hàng đó,… Trị giá hợp đồng có thể không giống trên hoá đơn. Vì thế, hoá đơn thường được lập thành nhiều bản và sử dụng tuỳ vào tình huống cụ thể.

Những lưu ý khi làm chứng từ xuất nhập khẩu hàng hoá

Trước khi làm một loại chứng từ nào đó, các bạn cần phải có sự trao đổi, thống nhất các thông tin và thỏa thuận để nội dung được chính xác nhất. Bộ chứng từ, hồ sơ phải có thông tin chuẩn và chỉnh chu về mọi mặt.

Nếu bạn không đầu tư thời gian của mình để chuẩn bị thật tốt bộ hồ sơ, chứng từ thì hàng hoá của bạn sẽ gặp nhiều bất trắc. Hàng hoá có thể bị giữ lại hoặc tịch thu từ phía hải quan nếu có sai sót nghiêm trọng, ảnh hưởng đến giao dịch mua bán giữa các bên.

Thật ra việc hoàn tất các loại chứng từ xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan không quá phức tạp như các bạn đã nghĩ. Các bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các loại chứng từ và làm theo những lưu ý đã giới thiệu trong bài viết là thành công và tiết kiệm thời gian.

Nếu các bạn vẫn chưa hiểu rõ về chứng từ xuất nhập khẩu hay vấn đề liên quan, xin hãy để lại bình luận phía bên dưới. Nhân viên tư vấn nhiều năm kinh nghiệm trong thủ tục hải quan của An Tín Logistics sẽ liên hệ giải đáp cho bạn nhanh chóng.

Việc học và sở hữu chứng chỉ tiếng Nhật sẽ mang đến rất nhiều cơ hội và lợi ích cho tương lai của bạn. Việc trau dồi tiếng Nhật, con người, đời sống Nhật Bản sẽ giúp bạn khám phá thêm những điểm mới mẻ và thú vị về một nền văn hóa lâu đời, về một đất nước con người đáng ngưỡng mộ của xứ sở mặt trời mọc.

Chứng chỉ tiếng Nhật JLPT là từ viết tắt của Japanese Language Proficiency Test, được sử dụng để đánh giá năng lực tiếng Nhật phổ biến tại hơn 65 quốc gia, vùng lãnh thổ ở khắp nơi trên thế giới.

Kỳ thi lấy chứng chỉ JLPT được tổ chức và cấp bằng bởi Japan Foundation, thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản.

Kỳ thi chứng chỉ tiếng Nhật JLPT được phân loại thành 5 cấp bậc từ dễ đến khó, tương đương với cấp độ từ N5 đến N1.

JLPT là một trong những kỳ thi năng lực tiếng Nhật phổ biến dành cho hầu hết các đối tượng người nước ngoài có nhu cầu sử dụng tiếng Nhật để học tập và làm việc tại cả Việt Nam và Nhật Bản. Uy tín và độ tin cậy của chứng chỉ tiếng Nhật JLPT cũng được các nước công nhận và được duy trì tổ chức từ năm 1984 cho đến hiện nay.

N5 phù hợp với thời gian học 150 giờ, 800 từ vựng và khoảng 100 từ Kanji, kết quả đạt tối thiểu 80/180 điểm.

N4 phù hợp với thời gian học 300 giờ, 1500 từ vựng và khoảng 300 từ Kanji sẽ có thể tham gia lấy chứng chỉ tiếng Nhật N4, kết quả đạt tối thiểu phải trên 90/180 điểm.

N3 phù hợp với thời gian học 450 giờ, 3750 từ vựng và khoảng 650 từ Kanji sẽ có thể tham gia lấy chứng chỉ tiếng Nhật N3, kết quả đạt tối thiểu phải trên 95/180 điểm.

N2 phù hợp với thời gian học 600 giờ, 6000 từ vựng và khoảng 1000 từ Kanji sẽ có thể tham gia lấy chứng chỉ tiếng Nhật N2, kết quả đạt tối thiểu phải trên 90/180 điểm.

N1 phù hợp với thời gian học 900 giờ, 10000 từ vựng và khoảng 2000 từ Kanji sẽ có thể tham gia lấy chứng chỉ tiếng Nhật N1, kết quả đạt tối thiểu phải trên 100/180 điểm.

Thi bằng tiếng Nhật JLPT ở đâu?

Khi đã đủ điều kiện tham gia dự thi, bạn có thể tiến hành chuẩn bị lệ phí thi và tiến hành đăng ký dự thi lấy chứng chỉ JLPT. Trong đó, lệ phí là 450.000đ đối với chứng chỉ N4, N5 và 500.000đ đối với chứng chỉ N1, N2, N3.

Chứng chỉ tiếng Nhật TOP J được sử dụng để đánh giá năng lực tiếng Nhật của người tham gia. Đây cũng là một trong những chứng chỉ tiếng Nhật được sử dụng rộng rãi, phổ biến trên khắp thế giới.

TOP J được thành lập bởi các giáo sư và chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục tiếng Nhật, do đó, chứng chỉ này được đánh giá rất cao về tính ứng dụng cũng như khả năng áp dụng vào thực tế. Do đó, TOP J được rất nhiều người có nhu cầu sinh sống, học tập và làm việc ở Nhật rất ưa chuộng.

Kỳ thi TOP J tập trung khá nhiều vào phần thi nghe – hiểu và các câu hỏi cũng có độ khó cao hơn. Tuy nhiên, chứng chỉ TOP J cũng được coi trọng bởi tính phù hợp với thực tế, sự chi tiết và độ đạt chuẩn hoàn hảo.

Sơ cấp A: khả năng đọc và viết trong khoảng 300 từ Kanji; khả năng nghe hiểu và nói về các loại câu lý do, điều kiện và cách sử dụng kính ngữ cơ bản.

Sơ cấp B: khả năng đọc và viết trong khoảng 200 từ Kanji; khả năng nghe, nói về nguyện vọng, dự định cơ bản.

Sơ cấp C: khả năng đọc hiểu trong khoảng 100 từ Kanji; khả năng sử dụng các câu chào hỏi đơn giản, thể hiện cảm nghĩ về các sự vật, hiện tượng.

Trung cấp A: khả năng đọc và viết trong khoảng 1000 từ Kanji; khả năng viết luận văn 800 chữ, kiến thức cơ bản về phong tục và tập quán Nhật Bản.

Trung cấp B: khả năng đọc và viết trong khoảng 700 từ Kanji; khả năng viết luận văn 400 chữ, hiểu được kiến thức, thông tin đơn giản.

Trung cấp C: khả năng đọc hiểu với phạm vi trong khoảng 500 từ Kanji; khả năng viết thư, văn bản đơn giản.

Nâng cao A: khả năng đọc và viết trong khoảng 2000 từ Kanji; khả năng viết luận văn nghiên cứu, tranh luận và đọc được tài liệu chuyên ngành.

Nâng cao B: khả năng đọc và viết trong khoảng 1800 từ Kanji; khả năng viết báo cáo, thể hiện ý kiến và thuyết trình.

Nâng cao C: khả năng đọc hiểu trong khoảng 1500 từ Kanji; khả năng viết báo cáo, hiểu và sử dụng thành thạo các thành ngữ vào giao tiếp.

Các cấp độ của TOP J đều được tính điểm và đánh giá giống nhau dựa trên tổng số điểm mà các thí sinh dự thi đạt được, trong đó:

Phần thi nghe có tổng điểm 225 điểm Phần thi viết có tổng điểm 275 điểm Tổng số điểm của bài  thi là 500 điểm

Bài thi TOP J bao gồm các câu hỏi có nội dung đa dạng về từ vựng, ngữ pháp, nghe, viết và đọc. Đồng thời, phần thi nghe của cấp độ Trung – Cao cấp thường sẽ có câu hỏi có độ khó hơn và thiên về các ứng dụng tiếng Nhật vào hội thoại, giao tiếp.

Chứng chỉ tiếng Nhật NAT Test cũng là một trong những loại chứng chỉ phổ biến được sử dụng để đánh giá năng lực tiếng Nhật của người tham gia. NAT Test luôn được đông đảo người học đăng ký dự thi mỗi năm tại 13 quốc gia trên khắp thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

NAT Test được tổ chức bởi Ủy ban Quản lý Japanese NAT Test. Kỳ thi NAT Test được xây dựng tập trung vào 3 phần thi chính, bao gồm khả năng nghe – hiểu, khả năng đọc hiểu và phần từ vựng.

NAT Test được rất nhiều người ngoại quốc có nhu cầu học tập, làm việc và sinh sống tại Nhật ưa thích và giúp họ có thêm những kiến thức, hiểu biết về tiếng Nhật cũng như con người và đất nước Nhật.

Để vượt qua kỳ thi và lấy chứng chỉ tiếng Nhật NAT Test, bạn cần hiểu rõ về các cấp độ và những yêu cầu cụ thể của các cấp độ này.

NAT Test được phân chia thành 5 cấp độ từ thấp đến cao tương tự như chứng chỉ JLPT, trong đó cụ thể là từ 5Q đến 1Q.

Cấp độ 5Q là cấp độ cơ bản và cũng là cấp độ thấp nhất của thang cấp độ NAT Test. Trong đó, cấp độ 5Q bao gồm những người thi sở hữu khoảng 700 từ vựng và 100 từ Kanji.

Cấp độ 4Q là cấp độ sơ cấp giúp đánh giá những đối tượng người thi tiếng Nhật sở hữu khoảng 1700 từ vựng và 300 từ Kanji.

Cấp độ 3Q là cấp độ trung cấp giúp đánh giá những đối tượng người thi tiếng Nhật sở hữu khoảng 3350 từ vựng và 650 từ Kanji ở nhiều chủ đề khác nhau.

Cấp độ 2Q là cấp độ từ trung cấp đến cao cấp giúp đánh giá những đối tượng người thi tiếng Nhật sở hữu khoảng 5900 từ vựng và 1100 từ Kanji ở nhiều chủ đề khác nhau.

Cấp độ 1Q là cấp độ từ cao cấp, thành thạo giúp đánh giá những đối tượng người thi tiếng Nhật sở hữu khoảng 10000 từ vựng và 1850 từ Kanji ở nhiều chủ đề khác nhau.

Khi đã hiểu rõ yêu cầu của từng cấp độ, bạn có thể tự xây dựng cho mình một lịch trình phù hợp để nhanh chóng đạt được kết quả mong muốn.

Một điểm đặc biệt của kỳ thi NAT Test là thường dựa trên tổng số lượng người tham gia dự thi để xếp loại và xếp hạng kết quả. Cụ thể:

============================================================

“Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng”