Hình Ảnh Bà Trương Mỹ Lan Thời Trẻ
Gần 10 giờ ngày 3-12, TAND Cấp cao tại TP HCM bắt đầu tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 47 đồng phạm.
Bà Trương Mỹ Lan không đồng ý giao tài sản cho SCB xử lý
Sáng nay, luật sư Phan Trung Hoài (bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan) tham gia xét hỏi đối với các bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc SCB), Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó tổng giám đốc SCB).
Theo đó, ông Văn cho biết thực tế SCB có giải ngân cho các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát nhưng sau đó tiền sẽ quay lại ngân hàng.
Theo bản án sơ thẩm, nhóm Vạn Thịnh Phát có tổng cộng 2.184 khoản vay, sau đó một số đối tác đã tất toán thì còn lại 1.243 khoản vay. Trong đó, có hơn 1.200 mã tài sản để đảm bảo cho 1.243 khoản vay. Ông Văn cho biết các tài sản này là tài sản có liên quan đến bà Trương Mỹ Lan.
Tương tự, bà Dung cũng khai rằng từ khi bà làm việc tại SCB thì bà không làm việc với khách hàng nào khác ngoài bà Lan. Bà Dung cho biết bà Lan có đưa tài sản vào ngân hàng, còn tài sản nguồn gốc của ai thì bị cáo không biết.
Trả lời câu hỏi của luật sư, bà Trương Mỹ Lan cho rằng đối với 1.121 mã tài sản Công ty thẩm định giá Hoàng Quân định giá 295.000 tỉ đồng, là chỉ 60% giá trị tài sản.
Bà Lan nói chỉ 4 dự án lớn của bà, Công ty Hoàng Quân định giá đã chênh lệch 190.000 tỉ đồng. Bà Lan cho rằng đối với tài sản là bất động sản chỉ cần bán 10% thì đã được 500.000 tỉ đồng. Đối với tài sản là cổ phần, cổ phiếu chỉ cần bán chưa đến 10% thì đã được 100.000 - 200.000 tỉ đồng.
Bà Lan cho biết bà có đơn xin được tham gia vào việc xử lý tài sản để thu hồi tài sản tối ưu nhất. Bà Lan nói bà có những tài sản không thế chấp ở SCB như dự án 30ha cảng Sài Gòn không vay mượn ở đâu, trong đó cổ đông nước ngoài chiếm 55%; dự án Amigo, dự án Mũi đèn đỏ… Đây là các dự án bà Lan đã đền bù hàng chục năm nay, mua từ những người nhỏ lẻ mới hình thành bộ mặt dự án.
Bà Lan không đồng ý để SCB xử lý tài sản vì bà cho rằng SCB không có kinh nghiệm xử lý tài sản. SCB sẽ xử lý theo quy trình của ngân hàng, phát mãi từng sổ như vậy sẽ trở lại trạng thái như lúc đầu, lãng phí tài sản quốc gia.
Bà Trương Mỹ Lan xin giải tỏa kê biên tòa nhà Timesquare
"Bị cáo xin xem xét lại tội danh tham ô vì bị cáo nghĩ tham ô là phải lấy tiền người ta bỏ vào túi mình, nhưng ở đây tài sản của bị cáo nằm hết ở SCB. Bị cáo muốn làm rõ số liệu chi tiết để những người như bị cáo không bị oan sai" - bà Lan nói.
Bị cáo Chu Lập Cơ tại phiên tòa - Ảnh: HỮU HẠNH
Bà chủ Vạn Thịnh Phát cho rằng SCB là ngân hàng, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng chứ không phải là công ty TNHH, bà chỉ là cổ đông chứ không tham gia điều hành.
Tuy nhiên, cơ quan tố tụng buộc bà phải chịu trách nhiệm đối với 91% cổ phần SCB thì bà chấp nhận.
Bà Lan cho biết trong 91% cổ phần SCB có cổ phần của các cổ đông nước ngoài, nhưng bà bị xét xử họ không ra mặt vì lo ngại tập đoàn của họ sẽ bị ảnh hưởng.
Bà Lan cũng cho rằng thời điểm năm 2012, SCB gặp khó khăn, bà đã thế chấp khách sạn 5 sao Windsor cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM để vay 15.000 tỉ đồng cho SCB.
Nhưng do Ngân hàng Nhà nước cho vay với thời gian rất ngắn, chỉ 1 năm nên sau đó bà phải thế chấp thêm các tài sản khác, trong đó có tòa Timesquare để vay tiền trả khoản nợ tái cơ cấu SCB.
Bà Lan cho rằng bà không thế chấp dự án 6A (Trung Sơn, Bình Chánh) cho SCB. Trong khi đó, tòa nhà Timesquare là tâm huyết của ông Chu Lập Cơ - chồng bà, đang bị kê biên. Bà Lan xin hoán đổi dự án 6A với Timesquare và cam kết không bán tòa nhà này để ông Chu Lập Cơ có nguồn thu khắc phục.
Bà Trương Mỹ Lan xin được gặp chồng sau nhiều năm bị tạm giam
Trước đó, luật sư Phan Trung Hoài đề nghị Hội đồng xét xử cho bà Trương Mỹ Lan tiếp xúc với ông Chu Lập Cơ - chồng bà Lan, trong giờ giải lao. Hội đồng xét xử đồng ý cho bà Lan và ông Cơ gặp nhau.
'Chúa đảo' Tuần Châu liên quan gì bà Trương Mỹ Lan?
Hai doanh nghiệp liên quan ông Đào Hồng Tuyển - chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu - sẽ phải nộp hơn 6.095 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Trương Mỹ Lan trong vụ án.
Bà Trương Mỹ Lan tại tòa khai đưa tiền ông Đào Hồng Tuyển nhiều năm nhưng không giấy tờ gì
Phiên xét xử sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã khép lại. Ngoài hình phạt với các bị cáo, tòa cũng có phán quyết về xử lý tài sản, trách nhiệm bên liên quan.
Cụ thể, tòa buộc nhiều doanh nghiệp phải nộp lại số tiền liên quan bà Lan. Trong đó Công ty cổ phần T&H Hạ Long (gọi tắt T&H Hạ Long) và Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (gọi tắt Công ty Âu Lạc) phải nộp hơn 6.095 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bà Lan trong toàn bộ vụ án.
Còn theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đã kê biên 8 bất động sản Công ty Âu Lạc liên quan đến thỏa thuận hợp tác giữa bà Lan với Tập đoàn Tuần Châu.
Việc hợp tác chi tiết ra sao chưa được đề cập rõ. Trong khi tòa cho rằng tách vụ Tuần Châu giải quyết với Ngân hàng SCB và các bên liên quan (nếu có) trong một vụ án khác khi các bên có yêu cầu.
Vậy trước nay Tuần Châu của ông Đào Hồng Tuyển liên quan gì bà Trương Mỹ Lan?
Bà Lan 'nhờ' người đứng tên hộ ở công ty 'chúa đảo' Tuần châu Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, T&H Hạ Long thành lập năm 2007, trụ sở chính tại phường Tuần Châu, Hạ Long, Quảng Ninh.
Lúc mới thành lập, T&H Hạ Long có vốn điều lệ 500 tỉ đồng. Trong đó, Công ty Âu Lạc góp 51% vốn, tương đương 255 tỉ đồng, còn lại Công ty TNHH T&T nắm 15% vốn và ông Nguyễn Đức Thành góp 5%.
Chủ tịch kiêm người đại diện pháp luật thời điểm này là ông Đào Hồng Tuyển.
Từ cuối 2020, "ghế" chủ tịch được chuyển sang ông Nguyễn Vũ Anh Thi (SN 1982) và thông tin đăng ký doanh nghiệp hiện nay của T&H Hạ Long trên hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia vẫn là ông Thi (tính đến tháng 3-2023).
Ông Thi là một cái tên quen thuộc trong hệ sinh thái doanh nghiệp liên quan Vạn Thịnh Phát. Tại lần thay đổi đăng ký doanh nghiệp gần đây nhất từ tháng 8-2022, T&H Hạ Long đã được tăng vốn lên 3.855 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông không được tiết lộ.
Tuy nhiên theo kết luận điều tra trong vụ Vạn Thịnh Phát, hơn 18 triệu cổ phần (tương ứng gần 71% cổ phần) của T&H Hạ Long đã được bà Trương Mỹ Lan giao Vũ Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Vũ Anh Thi, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Thị Lan Phương và Mai Thị Cẩm Thúy đứng tên.
Hồi tháng 10-2023, cơ quan CSĐT đã ra lệnh kê biên số cổ phần này.
Là một doanh nghiệp chưa đại chúng, rất hiếm thông tin của T&H Hạ Long xuất hiện trên truyền thông.
Ngoài T&H Hạ Long, Tuần Châu Group của ông Đào Hồng Tuyển là tập hợp của nhiều pháp nhân, trong đó Công ty Âu Lạc đóng vai trò nòng cốt.
Âu Lạc Quảng Ninh cũng là pháp nhân cùng với T&H Hạ Long có trách nhiệm nộp hơn 6.000 tỉ đồng trong vụ Vạn Thịnh Phát.
Dữ liệu về thông tin đăng ký doanh nghiệp cho biết Công ty Âu Lạc được thành lập từ 1997, tại phường Tuần Châu, Hạ Long, Quảng Ninh.
Những "mắt xích" hợp tác giữa "chúa đảo" và bà Trương Mỹ Lan Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, lúc mới thành lập, Công ty Âu Lạc có vốn điều lệ 700 tỉ đồng, ông Tuyển góp 672 tỉ đồng (tương đương 95% vốn).
Người còn lại là ông Đào Anh Tuấn (con trai ông Tuyển) 28 tỉ đồng, tức 4% vốn. Ông Tuấn là tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật công ty.
Đến tháng 8-2022, Âu Lạc tăng vốn từ 3.500 tỉ đồng lên 5.576 tỉ đồng, theo đó ông Tuyển tăng giá trị góp lên 3.936 tỉ đồng, còn lại vẫn là ông Tuấn.
Dữ liệu đăng ký doanh nghiệp mới nhất (tháng 1-2024), Âu Lạc giảm vốn điều lệ xuống 4.100 tỉ đồng. Danh sách thành viên góp vốn thay đổi từ ông Tuyển sang Công ty cổ phần Tập đoàn Tuần Châu với 96% vốn, tương đương 3.936 tỉ đồng; còn ông Tuấn nắm 4% (164 tỉ đồng).
Người đại diện pháp luật cũng chuyển từ ông Tuấn và bà Đào Thị Đoan Trang (con gái ông Tuyển) sang ông Đỗ Xuân Linh (SN 1990) - người giữ vị trí tổng giám đốc thay ông Tuấn.
Theo thông tin công khai năm 2022, Âu Lạc Quảng Ninh và Công ty TNHH đầu tư bất động sản Hưng Phúc đã có thỏa thuận hợp tác và đặt cọc chuyển nhượng một phần dự án khu biệt thự Morning Star và khu biệt thự Hoàng Long.
Theo dữ liệu về đăng ký kinh doanh, Công ty bất động sản Hưng Phúc thành lập tháng 6-2020, vốn điều lệ 380 tỉ đồng.
Thành viên góp vốn là ông Phạm Nguyễn Bảo Trung với 65% vốn, còn lại bà Hồ Mỹ Phương nắm 35%. Ông Trung (SN 1989) là người đại diện theo pháp luật kiêm tổng giám đốc công ty.
Đến tháng 5-2022, bà Đỗ Thị Út Hồng thay ông Trung làm tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật. Cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp cũng thay đổi với hai thành viên là bà Đỗ Thị Út Hồng nắm 65% vốn và bà Nguyễn Thị Huệ 35%.
Bà Hồng hay ông Trung đều liên quan Công ty cổ phần Phát triển dự án Long An - một doanh nghiệp nằm trong danh sách 762 công ty liên quan vụ Vạn Thịnh Phát.
Bà Lan nói gì về hợp tác với ông Tuyển trước tòa? Liên quan đến hợp tác với Tuần Châu, bà Lan khai trước tòa bà Phạm Thị Lan Phương là người phụ trách dự án.
Theo bà Lan, tiền được đưa cho ông Tuyển Tuần Châu (tức ông Đào Hồng Tuyển) trong suốt nhiều năm mà không có giấy tờ gì. "Chị Phương đang bị phù não đi Úc nên tài liệu cũng không bàn giao lại, những vấn đề liên quan tôi cũng không nhớ rõ chi tiết. Công ty Tuần Châu cho SCB mượn tài sản, cụ thể thế nào bị cáo không rõ, bị cáo chỉ biết SCB đang cơ cấu liên tục, luôn thiếu tài sản, còn việc cơ cấu thế nào thì không rõ, việc này có thể Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB) và Trương Khánh Hoàng (cựu quyền tổng giám đốc SCB) biết", bà Lan nói.