Ô nhiễm môi trường là gì? Phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất

Khu vực ô nhiễm môi trường đất được quản lý thế nào?

Quản lý chất lượng môi trường đất được quy định tại Điều 17 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

- Chất lượng môi trường đất phải được điều tra, đánh giá, phân loại và công khai thông tin theo quy định của pháp luật.

- Khu vực đất có nguy cơ ô nhiễm phải được theo dõi và giám sát.

- Vùng đất bị ô nhiễm dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ dùng trong chiến tranh, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu và chất độc hại khác phải được điều tra, đánh giá, khoanh vùng và xử lý bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường.

- Khu vực ô nhiễm môi trường đất phải được điều tra, đánh giá, khoanh vùng, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.

Cụ thể, việc xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đất được quy định tại Điều 18 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể:

+ Điều tra, đánh giá, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất, xác định nguyên nhân, phạm vi và mức độ ô nhiễm, xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.

+ Thực hiện biện pháp kiểm soát khu vực ô nhiễm môi trường đất gồm khoanh vùng, cảnh báo, không cho phép hoặc hạn chế hoạt động nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe con người.

+ Lập, thực hiện phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất; ưu tiên xử lý các khu vực có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.

+ Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường đất sau xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.

Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất

Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất được quy định như sau:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:

+ Quy định chi tiết tiêu chí xác định, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất theo mức độ ô nhiễm;

+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có liên quan trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường 2020; tổ chức điều tra, đánh giá và công khai thông tin về chất lượng môi trường đất;

+ Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường 2020;

+ Tổng hợp danh mục các khu vực ô nhiễm môi trường đất; xây dựng, cập nhật vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và công bố thông tin về các khu vực ô nhiễm môi trường đất trên phạm vi cả nước.

- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất quốc phòng, đất an ninh và khu vực khác theo quy định của pháp luật.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

+ Thực hiện điều tra, đánh giá, xác định và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn và xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm;

+ Xử lý khu vực ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường 2020;

+ Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về các khu vực có dấu hiệu ô nhiễm môi trường đất liên tỉnh, khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng;

+ Cập nhật thông tin về khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường theo quy định.

Việc bảo vệ môi trường đất thuộc trách nhiệm của Bộ tài nguyên và Môi trường, tiếp đến là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý, phục hồi… khu vực ô nhiễm đất quốc phòng, đất an ninh.

(Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 2020)

Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định như sau:

Khu vực 1 (KV1): Cộng ưu tiên 0,75 điểmKhu vực 1 là các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành tương ứng với thời gian học THPT hoặc trung cấp của thí sinh; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Khu vực 2 (KV2): Cộng ưu tiên 0,25 điểmKhu vực 2 là các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (trừ các xã thuộc KV1).

Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT): Cộng ưu tiên 0,5 điểm Khu vực 2 nông thôn bao gồm các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3.

Khu vực 3: Không được công điểm ưu tiên Khu vực 3 là các quận nội thành của thành phố trực thuộc trung ương.

Như vậy, theo quy định của năm 2018, khu vực được cộng điểm thi đại học là khu vực 1,2 và 2-NT.

So với năm 2017, điểm ưu tiên khu vực năm 2018 giảm 50%. Cụ thể: Khu vực 1 điểm ưu tiên giảm từ 1,5 xuống 0,75 điểm; khu vực 2 giảm từ 1 điểm xuống 0,5 điểm và khu vực 2 nông thôn là 0,5 xuống 0,25 điểm. Theo Bộ Giáo dục & Đào tạo, hiện nay sự chênh lệch vùng miền không còn quá cao nên việc giảm điểm cộng ưu tiên khu vực là cần thiết.

Tuy nhiên, mức điểm cộng ưu tiên cho từng khu vực trong kỳ tuyển sinh năm 2019 có thay đổi hay không vẫn chưa được Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố.

Phân chia khu vực tuyển sinh các tỉnh trên cả nước

Bảng phân chia khu vực tuyển sinh trên cả nước năm 2018

Chú ý về cộng điểm ưu tiên theo khu vực tuyển sinh

Mùa theo cách hiểu phổ biến hiện nay là sự phân chia các khoảng thời gian trong một năm dựa vào chu kỳ của khí hậu. Hay nói cách khác mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

Nguyên nhân sinh ra mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất nên trong quá trình chuyển động quay quanh mặt trời có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kì của năm tạo nên các mùa.

Nói chung, thời tiết nóng, lạnh của một nơi nào đó trên trái đất được quyết định bởi năng lượng bức xạ mặt trời mà nơi đó nhận được, năng lượng này tỉ lệ thuận với độ lớn góc nhập xạ. Góc nhập xạ là góc được tạo bởi tia tới của Mặt trời với tiếp tuyến của bề mặt Trái Đất tại điểm đó. Góc nhập xạ thay đổi theo không gian và thời gian, vĩ độ càng cao, góc nhập xạ càng nhỏ; Theo mùa: cùng một vĩ độ, mùa hè góc nhập xạ lớn, mùa đông góc nhập xạ nhỏ; Theo ngày: buổi sáng góc nhập xạ nhỏ và lớn dần đến 12h trưa, sau đó lại nhỏ dần về chiều. Ngoài nguyên nhân chính trên, sự dao động về thời tiết theo mùa còn phụ thuộc vào các yếu tố như: yếu tố gió mùa, phân bố của lục địa, đại dương, biến đổi khí hậu và các chu kỳ ENSO…

Bên cạnh chu kỳ quay quanh mặt trời của trái đất, còn có chu kỳ quay của Mặt trăng xung quanh Trái đất vì vậy ở nước ta và một số nước khác trong khu vực Ðông Nam Á đang còn sử dụng hai loại lịch, đó là dương lịch và âm lịch. Dương lịch là loại lịch theo Mặt trời, âm lịch là loại lịch theo Mặt trăng. Do cách phân chia mùa theo chu kỳ mặt trời, chu kỳ mặt trăng và theo thời tiết, khí hậu từng vùng do đó ta có mùa theo thiên văn, mùa theo tiết khí, mùa theo âm lịch và mùa khí tượng.

- Mùa thiên văn: Mùa thiên văn được tính theo chuyển động biểu kiến của mặt trời và được tính chung cho cả bán cầu (cách phân chia này phù hợp hơn với vùng ôn đới), mỗi năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Từ 21/3 đến 23/9 Bán cầu Bắc nghiêng về phía mặt trời, lượng nhiệt Trái Đất nhận được ở Bắc Bán cầu sẽ lớn hơn ở Nam Bán cầu. Ngày 21/3, 23/9 là vị trí mốc thời gian phân chia hai thời kỳ nóng lạnh trong năm, ngày 22/6 và 22/12 ví trí mốc đánh dấu thời gian nóng và lạnh nhất trong năm (Các mốc thời gian nói trên tùy từng năm có thể lệch 1 ngày).

Thời gian các mùa ở Bán cầu Bắc được phân chia như sau:

- Mùa theo tiết khí: Tiết khí chính là 24 điểm đặc biệt trên quỹ đạo của Trái Đất xung quanh Mặt Trời, mỗi điểm cách nhau 15°. Tiết khí được sử dụng trong công tác lập lịch của các nền văn minh phương đông cổ đại như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam để đồng bộ hóa các mùa trong một năm. Mùa theo tiết khí được tính toán có tính đên đặc trưng khí hậu, thời tiết nên thường được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Thời điểm bắt đầu các mùa được tính từ ngày bắt đầu các tiết: Lập xuân,; Lập Hạ, Lập thu và Lập Đông.

(Các mốc thời gian nói trên tùy từng năm có thể lệch 1 ngày).

- Mùa theo âm lịch: là cách phân mùa dựa vào chu kỳ Mặt trăng, cứ 3 tháng là một mùa, tháng 1, tháng 2, tháng 3 là mùa xuân, tháng 4, 5, 6 là mùa hạ, tháng 7, 8, 9 là mùa thu, tháng 10, 11, 12 là mùa đông, theo cách tính này thì ngày 1 tháng 1 (Tháng giêng) là ngày đầu của mùa xuân.

- Mùa theo khí tượng: Đối với Việt Nam chúng ta (Đúng hơn là miền bắc Việt Nam) mùa khí tượng thường được tính như sau theo tháng âm lịch: Mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 5, mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8 và mùa thu từ tháng 9 đến tháng 11.

Một số tài liệu còn phân mùa theo tháng dương lịch tính từ đầu năm cứ 3 tháng tính một mùa như sau: mùa xuân từ tháng 1 - 3, mùa hạ từ tháng 4 - 6, mùa thu từ tháng 7 - 9 và mùa đông từ tháng 10 - 12.

Đối với Việt Nam, có vị trí địa lý nằm trong vùng nội chí tuyến, có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm, tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ luôn dương và nền nhiệt cao, khí hậu mang đặc trưng chính của khí hậu nhiệt đới. Mặc dù thuộc khí hậu nhiệt đới tuy nhiên do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa nên chỉ nửa phần phía nam khí hậu nhiệt đới khá rõ nét, riêng nửa phần phía bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Do gió mùa mùa đông chi phối nên nhìn chung thời tiết trong năm các tỉnh miền bắc nước ta có sự thay đổi khá lớn, trong năm có thể phân chia 4 mùa. Đối với các tỉnh miền nam, khí hậu biến động ít hơn, một năm thường được phân ra 2 mùa.

Những phân chia mùa nói trên là sự phân chia chung nhất còn đối với các khu vực cụ thể thường dùng các thuật ngữ phân mùa theo đặc điểm thời tiết, khí hậu cụ thể của vùng đó xét trên các yếu tố khí hậu, (cách phân chia này thường được sử dụng nhiều hơn trong sản xuất nông nghiệp và trong đánh giá khí hậu) đó là mùa mưa, mùa khô, mùa nóng, mùa lạnh…. Trong cách phân mùa theo khí hậu thường sử dụng hai yếu tố chính là lượng mưa và nhiệt độ trung bình. Đối với yếu tố lượng mưa tiêu chí phân mùa mưa trong khí hậu nước ta phổ biến hiện nay là lượng mưa trung bình tháng trên 100mm. Đối với yếu tố nhiệt độ thường sử dụng giá trị nhiệt độ trung bình tháng trung bình nhiều năm.

Với cách phân mùa theo yếu tố khí hậu phần lớn các khu vực trong cả nước đều có thể dễ dàng phân chia thành mùa mưa và mùa khô hay mùa nóng và mùa lạnh trừ tỉnh Hà Tĩnh. Hà Tĩnh là một tỉnh có đặc điểm khí hậu khá đặc biệt, nếu như các tỉnh phía bắc về mùa đông, xuân thường chịu chi phối của gió mùa đông bắc khô nên thời tiết ít mưa, thì Hà Tĩnh do đặc điểm địa hình có dãy Hoành Sơn đâm ngang ra biển, gió mùa đông bắc trong quá trình xâm nhập xuống phía nam bị chắn bởi dãy núi này và một phần của dãy Trà Sơn nên về mùa đông xuân khu vực ven biển Hà Tĩnh thường có mưa, thời tiết ẩm ướt. Trong các tháng 12 và tháng 1, giữa khu vực đồng bằng ven biển và khu vực miền núi lượng mưa khá khác biệt, khu vực đồng bằng ven biển phía nam của tỉnh có lượng mưa trung bình tháng đều trên 100mm (khu vực huyện Kỳ Anh và Thị xã Kỳ Anh lượng mưa trung bình tháng 12 còn lên đến trên 200mm) có thể xếp vào mùa mưa nhưng các khu vực miền núi như Hương Sơn, Hương Khê có lượng mưa trung bình tháng chỉ từ 45 – 70mm, không xếp được vào mùa mưa. Nhiều khu vực thuộc tỉnh Hà Tĩnh có một số tháng mùa mưa lại trùng với các tháng mùa nắng nóng. Với những lý do nói trên việc đưa ra một cách phân mùa cho khu vực Hà Tĩnh thõa mãn các tiêu chí không thể thực hiện được nên chỉ có thể phân mùa theo từng tiêu chí, hướng tiếp cận khác nhau.

Xét theo yếu tố lượng mưa, có thể phân khu vực miền núi mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; khu vực ven biển mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau, mùa khô từ tháng 2 đến tháng 4.

Theo yếu tố nhiệt độ có thể phân khí hậu Hà Tĩnh thành mùa nóng, từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Khi phân mùa theo phòng chống thiên tai (theo mùa mưa, bão, lũ) có thể phân thành mùa mưa lũ, từ tháng 8 đến tháng 11 và mùa mưa ít, từ tháng 12 đến tháng 7.

Như vậy với sự phân hóa khí hậu theo mùa và theo vùng khá đặc biệt nên việc phân mùa cho khu vực Hà Tĩnh phụ thuộc vào từng lĩnh vực và tùy thuộc vào hướng tiếp cận.