Bạn đang xem nội dung tài liệu Đơn xin vay vốn ngân hàng (Dùng cho tư nhân cá thể), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Mẫu đơn kiến nghị cá nhân là gì?

Mẫu đơn kiến nghị cá nhân là mẫu đơn được lập ra bởi cá nhân để gửi tới cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền để kiến nghị, phản ánh về những quy định không hợp pháp, không phù hợp với quy định, pháp luật hiện hành và đề xuất giải pháp của cá nhân mình về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền.

Mẫu đơn kiến nghị cá nhân được cá nhân sử dụng để kiến nghị, phản ánh về những quy định không hợp pháp, không phù hợp với quy định, pháp luật hiện hành và trình bày ý kiến, nguyện vọng cùng những đề xuất giải pháp của cá nhân mình với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tên tôi là:……….Sinh ngày……..tháng……..năm……….

Giấy CMND/thẻ CCCD số:…………..Ngày cấp:…./……/……Nơi cấp (tỉnh, TP……..)

Tôi xin trình bày với …. sự việc như sau:

Tôi nhận thấy, quy định ………. tại ……… mà …… ban hành/hướng dẫn/ áp dụng/….. cho……..là không hợp pháp/không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

Do vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị ……..xem xét lại quy định này và tiến hành:

2./……… (Đưa ra đề nghị, phương án giải quyết của bạn, nếu có)

Kính mong …….. xem xét và đáp ứng đề nghị trên của tôi.

Kèm theo đơn này, tôi xin gửi tới …… những văn bản, tài liệu chứng cứ sau:………

Hướng dẫn viết đơn kiến nghị cá nhân:

Người làm đơn kiến nghị nêu rõ:

– Kính gửi: cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý đơn kiến nghị

– Trình bày rõ sự việc mà bạn thấy không hợp pháp, không phù hợp với quy định hiện hành dãn đến việc bạn viết đơn kiến nghị này.

– Đề xuất phương án giải quyết, mong muốn của bản thân (nếu có)

Theo Văn bản hợp nhất 10271/VBHN-VPCP Nghị định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính

– Cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.

– Cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.

3. Quy trình cụ thể, rõ ràng, thống nhất.

4. Thủ tục tiếp nhận đơn giản, thuận tiện.

5. Tiếp nhận, xử lý đúng thẩm quyền.

6. Phối hợp trong xử lý phản ánh, kiến nghị.

1. Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức.

2. Sự không phù hợp của quy định hành chính với thực tế.

3. Sự không đồng bộ, không thống nhất của các quy định hành chính.

4. Quy định hành chính không hợp pháp.

5. Quy định hành chính trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

6. Những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.

7. Phương án xử lý những phản ánh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.

8. Sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.

Cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị

1. Văn phòng Chính phủ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.

2. Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Quy trình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị

Đối với các phản ánh, kiến nghị được thực hiện thông qua hình thức văn bản, điện thoại, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận phải tuân thủ quy trình sau:

a) Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 7 Nghị định này.

c) Vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính8.

d) Nghiên cứu, đánh giá và phân loại phản ánh, kiến nghị:

– Phản ánh, kiến nghị không tiếp nhận do không đáp ứng các yêu cầu quy định tại các khoản 1, 2 Điều 7 Nghị định này;

– Phản ánh, kiến nghị về những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức;

Trường hợp này, cơ quan tiếp nhận phải chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

– Phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan tiếp nhận;

– Phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan tiếp nhận.

Trường hợp này, cơ quan tiếp nhận phải chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền xử lý trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận.

đ) Lưu giữ hồ sơ các phản ánh, kiến nghị đã được tiếp nhận theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ, đồng thời, lưu vào cơ sở dữ liệu điện tử những phản ánh, kiến nghị đã tiếp nhận.

Trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị

1. Bố trí cán bộ, công chức hoặc bộ phận thực hiện tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.

2. Lắp đặt số điện thoại chuyên dùng, xây dựng chức năng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị trên Cổng Thông tin điện tử của các Bộ, ngành, địa phương.

3. Công bố công khai địa chỉ cơ quan, địa chỉ thư tín, số điện thoại chuyên dùng, địa chỉ email, địa chỉ Cổng thông tin điện tử, địa chỉ Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

4. Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị theo đúng quy trình quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị

1. Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị theo quy định.

2. Không chậm trễ hoặc gây khó khăn, nhũng nhiễu khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.

3. Tuân thủ đúng quy trình, thời hạn tiếp nhận.

Quyền và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị

1. Có quyền phản ánh, kiến nghị với các cơ quan hành chính nhà nước về quy định hành chính.

2. Có quyền yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận thông báo về tình hình xử lý phản ánh, kiến nghị.

3. Phản ánh, kiến nghị phải được trình bày với các cơ quan hành chính nhà nước một cách rõ ràng, trung thực, có căn cứ.

4. Phản ánh, kiến nghị theo đúng hình thức, yêu cầu quy định tại Nghị định này.

Hình thức xử lý phản ánh, kiến nghị

Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phản ánh, kiến nghị lựa chọn một trong các hình thức sau để xử lý:

1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hủy bỏ quy định hành chính theo thẩm quyền.

2. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hủy bỏ quy định hành chính không đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định này.

3. Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quy định hành chính mới phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và quản lý nhà nước.

Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan hành chính nhà nước

1. Đối với phản ánh, kiến nghị về những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phải xử lý theo đúng quy trình đã được pháp luật quy định.

2. Đối với phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phải tuân thủ quy trình sau:

a) Làm việc trực tiếp với cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị để làm rõ những nội dung có liên quan (nếu thấy cần thiết).

b) Nghiên cứu, đánh giá và phân loại phản ánh, kiến nghị:

– Phản ánh, kiến nghị chưa đủ cơ sở xem xét xử lý, cần tiếp tục tập hợp để nghiên cứu;

– Phản ánh, kiến nghị có đủ cơ sở để xem xét xử lý.

c) Đối với phản ánh, kiến nghị có đủ cơ sở xem xét xử lý, cơ quan có thẩm quyền xử lý phải tiến hành xem xét quy định hành chính được phản ánh, kiến nghị theo các tiêu chí sau:

– Sự thống nhất, đồng bộ với các quy định hành chính khác;

– Sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. d) Quyết định xử lý.

đ) Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị.

e) Tổ chức lưu giữ hồ sơ về phản ánh, kiến nghị đã được xử lý theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ, đồng thời lưu vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.

Theo quy định trên, việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính phải tuân thủ pháp luật, đảm bảo các quyền được phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của cá nhân, tổ chức. Đối với cá nhân, tổ chức, trong quá trình thực hiện TTHC tại các cơ quan hành chính nhà nước, nếu phát hiện cơ quan hành chính nhà nước nào, cán bộ, công chức, viên chức nào có hành vi chậm trễ, gây phiền hà; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định hành chính thì có quyền phản ánh, kiến nghị trực tiếp bằng văn bản với Sở Tư pháp hoặc thông qua số điện thoại chuyên dùng của Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính.