Việc đảm bảo các chế độ phúc lợi cho NLĐ là vô cùng quan trọng. Vậy, quy định đóng BHXH, BHYT cho NLĐ đi công tác nước ngoài có gì khác biệt so với NLĐ làm việc trong nước

Hợp đồng lao động dưới 1 tháng có phải đóng bảo hiểm không?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên mới thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

Còn với bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế, Điều 43 Luật Việc làm 2013 và khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014 cũng chỉ rõ, đối tượng tham gia các loại bảo hiểm này phải là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.

Như vậy, nếu ký hợp đồng lao động dưới 1 tháng, người lao động sẽ không thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm.

Tuy nhiên, thay cho việc không phải đóng bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ phải trả thêm tiền cho những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 1 tháng.

Bởi khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định:

3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, ngoài tiền lương, doanh nghiệp còn phải thanh toán thêm cho người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Nếu không trả thêm tiền, người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính từ 03 - 20 triệu đồng tùy thuộc vào số lượng người lao động bị trả thiếu tiền (theo khoản 4 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

---------------------------------------

Công ty phải đóng BHXH vào ngày nào trong tháng?

Căn cứ hướng dẫn tại Điều 7 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 người lao động đi làm tại công ty hằng tháng sẽ đóng BHXH cho cơ quan BHXH thông qua công ty.

Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, công ty sẽ trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Theo đó, công ty và người lao động có thể đóng bảo hiểm xã hội vào bất kì ngày nào trong tháng nhưng chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đó.

Riêng với người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì đăng ký phương thức đóng bảo hiểm xã hội linh hoạt:

Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội trong trường hợp này chậm nhất là ngày cuối cùng của phương thức đóng mà đơn vị sử dụng lao động lựa chọn.

Nếu công ty có hành vi chậm đóng BHXH cho toàn bộ người lao động thì mức phạt tiền đối với công ty là từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng) theo quy định tại khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Đồng thời, công ty buộc phải thực hiện biện pháp khắc phụ hậu quả là đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Buộc công ty nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của công ty để nộp số tiền chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm.

trường hợp người nước ngoài không phải tham gia BHXH

Các trường hợp này được quy định cụ thể tại Bộ luật Lao động năm 2012 và hướng dẫn chi tiết tại Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP như sau:

1. Người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động

+ Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn;

+ Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;

+ Là trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam;

+ Vào Việt Nam dưới 03 tháng để chào bán dịch vụ;

+ Vào Việt Nam dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp phát sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và chuyên gia nước ngoài đang ở Việt Nam không xử lý được;

+ Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;

+ Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

+ Là học sinh, sinh viên học tập, làm việc tại Việt Nam với điều kiện người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp tỉnh;

+ Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải;

+ Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với nước ngoài;

+ Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam;

+ Được cơ quan, tổ chức nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam;

+ Tình nguyện viên có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

+ Vào Việt Nam làm chuyên gia, quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật dưới 30 ngày và cộng dồn không quá 90 ngày/năm;

+ Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết;

+ Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;

+ Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

+ Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

+ Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.

Xem thêm: Xin miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài

2. Có hợp đồng lao động dưới 01 năm với người sử dụng lao động Việt Nam

3. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp

Áp dụng với nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.

4. Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu

Đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ.