Địa chỉ: Am Bà là miếu thờ Thánh Mẫu Thiên - Y - A - Na, thuộc địa phận thôn Phò An, tiếp giáp với làng Dương Nỗ, cách nhà lưu niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh khoảng 300m về phía Đông và đường tỉnh lộ Huế - Thuận An gần 100m về phía Bắc.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Di tích lịch sử Hà Nội

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội thu hút rất nhiều du khách trong và nước. Nếu nói đây cũng là biểu tượng của Hà Nội thì quả thật không sai.

Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 (đời vua Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo nho. Năm 1076, Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ở phía sau, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ. Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử và các bậc hiền triết, trong khi Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, nơi đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước.

Quần thể kiến trúc nơi đây bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám. Trong đó, kiến trúc chủ thể là Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Với hơn 700 năm hoạt động, đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước, Quốc Tử Giám được coi như là trường đại học đầu tiên của Việt Nam và cũng là biểu tượng cho nền khoa cử thời phong kiến. Mỗi bia Tiến sĩ là một tấm bia đá khắc tên các Tiến sĩ đỗ đạt qua các kỳ thi Đình, thể hiện sự tôn vinh và ghi nhận công lao của những người có công trong học vấn và quản lý đất nước.

Hằng năm, vào những mùa thi cử, các sĩ tử từ khắp nơi đổ về di tích lịch sử ở Hà Nội này để sờ đầu rùa, thắp hương và cầu cho đường học hành thuận lợi, thi cử đỗ đạt. Đặc biệt, vào Rằm Nguyên Tiêu, tại Văn Miếu thường diễn ra ngày hội Thơ Việt Nam vô cùng trang trọng trong không khí sắc xuân tràn đầy.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám tọa lạc tại số 58 Quốc Tử Giám, quận Đống Đa Hà Nội.

Giờ mở cửa:– Vào mùa hè, Văn Miếu – Quốc Tử Giám mở cửa các ngày trong tuần từ 7h30 đến 17h30.– Vào mùa Đông, Văn Miếu – Quốc Tử Giám mở cửa các ngày trong tuần từ 8h đến 17h30.Giá vé:– 30.000 đồng đối với người lớn.– 15.000 đồng đối với học sinh, sinh viên (có thẻ học sinh hoặc thẻ sinh viên)– 15.000 đồng đối với người khuyết tật nặng, người cao tuổi (là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, có chứng minh nhân dân).– Miễn phí đối với trẻ em dưới 15 tuổi.

Khám phá những địa điểm tổ chức team building tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM

Hoàng thành Thăng Long – Di tích lịch sử Hà Nội

Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích lịch sử Hà Nội được xây dựng từ thế kỷ thứ VII, dưới triều đại Đinh-Tiền Lê sau đó phát triển mạnh ở thời Lý, Trần, Lê và triều Nguyễn. Đây là quần thể công trình kiến trúc đồ sộ và là di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Hoàng Thành Thăng Long đã trải qua nhiều biến cố lịch sử và trở thành một phần không thể thiếu của lịch sử dân tộc.

Liên hệ tư vấn miễn phí qua Zalo

Hoàng Thành Thăng Long có diện tích rộng lớn, bao gồm nhiều công trình kiến trúc độc đáo như Cột cờ Hà Nội, Điện Kính Thiên, Đoan Môn và Hậu Lâu. Mỗi công trình đều mang trong mình những giá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt, phản ánh sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc và văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ.

Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới. Là nơi ghi dấu rất nhiều những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc. Đối với những người yêu giá trị văn hóa truyền thống, đây là địa điểm vô cùng thú vị để khám phá, tìm tòi những minh chứng chân thực và sống động nhất. Không chỉ thế, với khung cảnh đẹp và giàu giá trị nhân văn, mỗi ngày tại khu di tích này còn đón rất nhiều các bạn học sinh, sinh viên tới chụp ảnh kỷ yếu trước khi ra trường hay tham quan để học hỏi thêm các kiến thực về lịch sử dân tộc.

Có thể bạn quan tâm: Company trip Hà Nội

Hoàng Thành Thăng Long hiện là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Hà Nội. Du khách có thể tham quan các công trình kiến trúc, tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của các triều đại phong kiến Việt Nam. Các hoạt động văn hóa, lễ hội và triển lãm thường xuyên được tổ chức tại đây, mang lại cho du khách những trải nghiệm thú vị và đầy ý nghĩa.

Giờ mở cửa: Từ 8h đến 17h hàng ngày (trừ thứ Hai).Giá vé:– Người lớn: 30.000 đồng/ lượt– Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (nếu có thẻ học sinh, sinh viên), người cao tuổi (60 tuổi trở lên) là công dân Việt Nam (xuất trình chứng minh thư hoặc bất kỳ giấy tờ khác chứng minh là người cao tuổi): 15.000 đồng/lượt.– Miễn phí tham quan cho trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với cách mạng.

Nhà tù Hỏa Lò – Di tích lịch sử Hà Nội

Được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 và hoạt động từ thời Pháp thuộc cho đến sau khi Việt Nam giành độc lập, nhà tù Hỏa Lò đã chứng kiến nhiều giai đoạn lịch sử và là nơi giam giữ các tù nhân chính trị và chiến sĩ yêu nước. Hiện nay, nhà tù Hỏa Lò là một điểm tham quan lịch sử quan trọng, thu hút nhiều du khách và là nơi ghi nhớ những đau thương, mất mát trong quá khứ.

Nhà tù được thiết kế theo kiểu kiến trúc Pháp thuộc với các tường bao dày, cổng sắt chắc chắn và nhiều phòng giam nhỏ. Công trình bao gồm ba khu chính: khu giam giữ tù nhân chính trị, khu giam giữ tù nhân hình sự, và khu quản lý. Các phòng giam thường được thiết kế kín đáo, thiếu ánh sáng và không thông gió.

Nhà tù Hỏa Lò ngày nay đã trở thành một di tích lịch sử Hà Nội quan trọng và là điểm đến du lịch phổ biến tại Hà Nội. Ngoài ra, đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nơi giáo dục về lịch sử và di sản văn hóa của Việt Nam.

Giờ mở cửa: Từ 8:00 – 17:00 tất cả các ngày trong tuần (kể cả ngày Lễ, Tết)

Vé vào nhà tù Hỏa Lò là 30.000 VNĐ/người.

Miễn phí vé đối với: Trẻ em dưới 15 tuổi, đối tượng bị khuyết tật trong diện đặc biệt nặng, đối tượng có công với cách mạng,….

Giảm 50% vé đối với: sinh viên, người dân quốc tịch Việt Nam từ 60 tuổi trở lên, đối tượng được xếp vào diện chính sách xã hội,…

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh – Di tích lịch sử Hà Nội

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (hay Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác) là nơi gìn giữ thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng được chính thức khởi công ngày 2/9/1973 và được khánh thành vào ngày 29/8/1975, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ từng chủ trì các cuộc gặp gỡ.

Việc xây dựng Lăng được thực hiện với sự hỗ trợ của các chuyên gia và kỹ sư từ Liên Xô cũ (Nga ngày nay). Dự án gặp nhiều khó khăn trong việc vận chuyển vật liệu và điều kiện thời tiết, nhưng cuối cùng đã được hoàn thành đúng thời hạn.

Nội thất của Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh được thiết kế để tôn vinh sự đơn giản và trang nghiêm. Các bức tường được làm từ đá granit và các yếu tố trang trí khác được thực hiện một cách tinh tế, giữ cho không gian trong lăng luôn trang trọng và đầy tôn nghiêm.

Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nơi lưu giữ thi hài của vị lãnh tụ mà còn là địa điểm để tưởng niệm và tri ân những đóng góp của ông cho dân tộc. Nơi đây thu hút hàng triệu du khách mỗi năm, không chỉ từ Việt Nam mà còn từ quốc tế. Việc thăm lăng không chỉ là một hoạt động du lịch mà còn là dịp để thể hiện lòng kính trọng và tưởng nhớ.

Vào mùa  nóng (từ 1/4 đến 31/10):– Thời gian từ 7h30 – 10h30.– Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ từ 7h30 – 11h.Vào mùa lạnh (từ 1/11 đến 31/3 năm sau):– Thời gian từ 8h – 11h.– Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ từ 8h – 11h30.

Trang Phục: Du khách được yêu cầu mặc trang phục lịch sự và trang nghiêm. Quần áo ngắn, áo sơ mi không có cổ và giày dép không phù hợp đều không được phép.

Quy định: Khi vào lăng, du khách cần tuân thủ quy định về việc giữ trật tự, không nói chuyện lớn, không chạm vào các thiết bị và không sử dụng thiết bị ghi hình.

Đặc biệt, nếu ngày 19/5, 2/9 và Mồng 1 Tết Nguyên án trùng vào Thứ Hai hoặc Thứ Sáu, vẫn tổ chức lễ viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khách viếng thăm buộc phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề, giữ trật tự và không đem các thiết bị điện tử ghi hình khi viếng thăm Lăng Bác.