Những Món Đồ Thú Vị Ở Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia với đầy sự lý thú. Thậm chí quá trình học tập ở đây cũng không bắt đầu vào mùa thu như nhiều quốc gia khác, mà học sinh Nhật Bản bắt đầu năm học vào tháng Tư và nghỉ học vào tháng Ba năm sau. Nhưng đây không phải là điều "độc lạ" duy nhất trong hệ thống giáo dục của quốc gia này.
Những điều thú vị trong hệ thống giáo dục Nhật Bản
- Ở Nhật Bản, cấp tiểu học bắt đầu từ lớp 1 đến lớp 6. Mỗi năm, giáo viên sẽ đổi chỗ ngồi của học sinh để mọi người có cơ hội làm quen nhau. Trong suốt 6 năm, học sinh đều đeo một mẫu cặp sách giống nhau, được gọi là "randoseru". Ở một số trường còn có quy định, tất cả nữ sinh đều mang randoseru màu đỏ, và các nam sinh mang randoseru màu đen, nhưng quy tắc về màu sắc này không được áp dụng ở mọi nơi. Nhiều học sinh lớp 1 thường đội mũ màu vàng, để mọi người có thể theo dõi, sát sao họ từ xa.
Ở Nhật Bản, cấp tiểu học bắt đầu từ lớp 1 đến lớp 6
- Ở một số trường học, học sinh chịu trách nhiệm về việc dọn dẹp vệ sinh tòa nhà. Sau giờ học, các em sẽ dọn dẹp phòng học của mình, cả nhà vệ sinh và sân chơi.
- Khi học sinh bước vào trường, các em để giày của mình vào tủ đồ và đi giày uwabaki - những đôi giày trắng đặc biệt mà trẻ em mọi lứa tuổi và giới tính đều sử dụng. Nếu phụ huynh đến trường, họ cũng phải cởi giày ra và mang theo đôi dép sạch để đi, kể cả khi bên ngoài trời nắng ấm và khô ráo.
- Sau khi học xong lớp 6, học sinh chuyển lên cấp trung học cơ sở, kéo dài 3 năm. Đây là thời điểm hầu hết học sinh Nhật Bản bắt đầu mặc đồng phục.
- Các trường học tại Nhật thường cấm học sinh nữ sử dụng mỹ phẩm. Ở một số trường, mỗi lớp học thậm chí còn có một chai nước tẩy trang. Nếu giáo viên phát hiện nữ sinh nào đó trang điểm, họ sẽ yêu cầu nữ sinh đó tẩy trang sạch mọi thứ.
- Một nhóm nhỏ nữ sinh Nhật không được phép mặc quần tất ngay cả trong mùa đông, bởi một số cơ sở giáo dục yêu cầu học sinh nữ phải mặc váy kèm vớ.
- Trường học Nhật Bản có những yêu cầu nghiêm ngặt về ngoại hình của học sinh. Ví dụ, hầu hết các trường không cho phép học sinh nam cạo tóc hai bên. Chỉ có giáo viên mới có thể để kiểu tóc này.
- Nhiều trường học ở Nhật Bản yêu cầu học sinh nữ phải để tóc thẳng. Nếu tóc của nữ sinh đó xoăn thì nữ sinh đó phải chứng minh rằng mình không làm tóc và phải xuất trình "giấy chứng nhận tóc thật" do cha mẹ ký và kèm bằng chứng là ảnh từ thuở nhỏ. Quy tắc này cũng áp dụng cho học sinh có tóc màu sáng: họ cần phải chứng minh rằng họ không nhuộm tóc.
Nhiều trường học ở Nhật Bản yêu cầu học sinh nữ phải để tóc thẳng
- Trung học phổ thông từ lớp 10 đến lớp 12. Để bắt đầu lớp 10, học sinh phải vượt qua các kì thi.
- Thời khóa biểu của một học sinh trung học phổ thông bao gồm các môn học bắt buộc và tự chọn. Một trong những môn học bắt buộc là khóa học kinh tế gia đình kéo dài một năm, giúp học sinh chuẩn bị cho cuộc sống gia đình. Học sinh được học cách nấu ăn, quản lý ngân sách, và thảo luận về tầm quan trọng của gia đình. Các môn học tự chọn có thể bao gồm câu cá và nông nghiệp.
- Ngoài các lớp học bắt buộc, gần một nửa số học sinh trung học phổ thông tham gia các khóa học để chuẩn bị bước chân vào cánh cổng đại học.
- Hầu hết các trường đều có buổi họp mặt vào buổi sáng hàng tháng với hiệu trưởng.
- Ở Nhật Bản, giáo viên không chỉ đánh giá kiến thức của học sinh, mà họ còn theo dõi việc học sinh ghi chép như thế nào. Điều đáng nói là học sinh được yêu cầu phải ghi chép lại những gì giáo viên gần như đúng từng từ. Trong trường hợp học sinh nếu không chép kịp, giáo viên sẽ không chờ mà bỏ qua.
Thời khóa biểu của một học sinh trung học phổ thông bao gồm các môn học bắt buộc và tự chọn
Nhật Bản là một quốc gia với nhiều điều lý thú. Thậm chí quá trình học tập ở đây cũng không bắt đầu vào mùa thu như nhiều quốc gia khác, mà học sinh Nhật Bản bắt đầu năm học vào tháng 4 và nghỉ học vào tháng 3 năm sau. Nhưng đây không phải là điều “độc lạ” duy nhất trong hệ thống giáo dục của “xứ Phù Tang”.
Ở Nhật Bản, cấp tiểu học bắt đầu từ lớp 1 đến lớp 6. Mỗi năm, giáo viên sẽ đổi chỗ ngồi của học sinh để mọi người có cơ hội làm quen nhau. Trong suốt 6 năm, học sinh đều đeo một mẫu cặp sách giống nhau, được gọi là “Randoseru”. Ở một số trường còn có quy định, tất cả nữ sinh đều mang Randoseru màu đỏ, và các nam sinh mang Randoseru màu đen, nhưng quy tắc về màu sắc này không được áp dụng ở mọi nơi. Nhiều học sinh lớp 1 thường đội mũ màu vàng, để mọi người có thể theo dõi, sát sao họ từ xa.
Sau khi học xong lớp 6, học sinh chuyển lên cấp trung học cơ sở, kéo dài 3 năm. Đây là thời điểm hầu hết học sinh trung học bắt đầu mặc đồng phục. Hầu hết các trường học đều có một bộ đồng phục giống nhau cho học sinh, các nữ sinh mặc váy kẻ sọc trong khi các nam sinh mặc vest đen. Bên cạnh đó, đồng phục cũng có những quy định riêng về độ dài của váy nữ sinh, nếu học sinh nào cố tình để váy bị ngắn quá (bằng cách gấp váy ở phần eo chẳng hạn) thì chúng sẽ bị phạt nếu bị phát hiện. Đối với quần áo lót, học sinh nữ bắt buộc phải luôn mặc áo lót màu trắng để tuân thủ “mức độ vệ sinh cao” ở trường. Các giáo viên nữ sẽ kiểm tra các nữ sinh bằng cách đưa họ vào một phòng riêng. Một nhóm nhỏ nữ sinh thậm chí không được phép mặc quần tất ngay cả trong mùa đông, bởi một số cơ sở giáo dục yêu cầu học sinh nữ phải mặc váy kèm vớ.
Học sinh tiểu học và trung học cơ sở không được mang bất cứ đồ ăn nào từ nhà đến trường, các em sẽ được ăn uống ở trường. Thực đơn ăn uống ở các trường học của Nhật Bản cũng rất đa dạng, từ súp, cá… nhưng cũng tùy từng trường học và một điều nữa: học sinh sẽ bị phạt nếu không ăn hết khẩu phần. Mọi trường học, đều phải cung cấp thức ăn cho học sinh để không một em nào bỏ bữa, ngay cả khi các em có hoàn cảnh khó khăn. Điều này có vẻ lạ lùng đối với những người khác nhưng đó là điều tuyệt vời khi áp dụng cho các trường học ở Nhật Bản. Nhờ đó, sẽ không đứa trẻ nào bị đói khi ở trường, chúng sẽ có đủ năng lượng để học tập ở lớp và không bỏ bất cứ bữa ăn nào. Tuy nhiên, đối với các học sinh trung học phổ thông, quy tắc này không còn được áp dụng, cho phép văn hóa “Bento” được phát huy, học sinh được mang những hộp cơm trưa nấu tại nhà đầy màu sắc, cách điệu và bổ dưỡng đến trường.
Lớp học không chỉ là không gian học tập mà còn là nơi giáo viên và học sinh cùng thưởng thức bữa trưa. Trừ một số trường tiểu học có căng tin, học sinh trường cấp hai Nhật Bản thường xếp bàn ghế trong lớp sát vào nhau để cùng ăn trưa. Điều này giúp các em có cơ hội hòa nhập và tương tác với nhiều bạn trong lớp ngoài bạn thân.
Khi học sinh bước vào trường, các em để giày của mình vào tủ đồ và đi giày Uwabaki – những đôi giày trắng đặc biệt mà trẻ em mọi lứa tuổi và giới tính đều sử dụng. Nếu phụ huynh đến trường, họ cũng phải cởi giày ra và mang theo đôi dép sạch để đi, kể cả khi bên ngoài trời nắng ấm và khô ráo.
Kỳ lạ hơn cả là không có bất kỳ một nhân viên vệ sinh nào ở các trường học Nhật Bản vì học sinh phải làm tất cả những công việc này. Tất cả học sinh đều có trách nhiệm như nhau trong việc dọn dẹp lớp học, phòng tắm, và thậm chí cả hành lang. Họ sẽ đảm bảo cho sàn nhà sạch, không có bụi và bảng phấn giáo viên cũng luôn sạch sẽ. Học sinh Nhật Bản được rèn luyện ý thức không chỉ giữ cho mình sạch sẽ mà còn giữ cho môi trường xung quanh của họ ngăn nắp.
Học sinh bị cấm đeo bất kỳ đồ trang sức như nhẫn, vòng tay, vòng cổ hay các phụ kiện như đồng hồ, băng đô đến trường, ngay cả khuyên tai cũng là điều cấm kỵ, vì chúng được xem là quá hào nhoáng. Các nhà chức trách còn nói rằng nếu học sinh ăn mặc hở hang hoặc đeo phụ kiện bắt mắt, các em có thể gặp rắc rối hoặc tự gây nguy hại cho bản thân. Các nữ sinh còn không được phép trang điểm, sơn móng tay, cạo lông chân. Ở một số trường, mỗi lớp học thậm chí còn có một chai nước tẩy trang. Nếu giáo viên phát hiện nữ sinh nào đó trang điểm, họ sẽ yêu cầu nữ sinh đó tẩy trang sạch mọi thứ.
Trường học Nhật Bản có những yêu cầu nghiêm ngặt về ngoại hình của học sinh. Ví dụ, hầu hết các trường không cho phép học sinh nam cạo tóc hai bên. Học sinh cũng không được phép nhuộm tóc. Màu tóc đen được coi là tiêu chuẩn và nếu tóc tự nhiên của học sinh khác với màu đen thì họ buộc phải nhuộm thành màu đen hoặc xuất trình hình ảnh chứng minh rằng tóc của mình thực sự có màu khác với màu đen. Không chỉ là vấn đề màu sắc, những nữ sinh có mái tóc xoăn tự nhiên được yêu cầu duỗi tóc để phù hợp với “thuần phong mỹ tục” ở trường học. Thậm chí, học sinh Nhật Bản còn bị từ chối nhập cảnh nếu đầu tóc thiếu gọn gàng. Một số trường hợp sinh viên người Nhật gốc Phi bị buộc tội uốn tóc mặc dù đó là kết cấu tóc tự nhiên của họ. Một số trường học cấm nữ sinh buộc tóc đuôi ngựa vì sợ “kích thích” các học sinh nam cũng là một trong điều cấm đoán kỳ lạ ở nước Nhật.
Trung học phổ thông từ lớp 10 đến lớp 12. Để bắt đầu lớp 10, học sinh phải vượt qua các kì thi. Thời khóa biểu của một học sinh trung học phổ thông bao gồm các môn học bắt buộc và tự chọn. Một trong những môn học bắt buộc là khóa học kinh tế gia đình kéo dài một năm, giúp học sinh chuẩn bị cho cuộc sống gia đình. Học sinh được học cách nấu ăn, quản lý ngân sách, và thảo luận về tầm quan trọng của gia đình. Các môn học tự chọn có thể bao gồm câu cá và nông nghiệp. Ngoài các lớp học bắt buộc, gần một nửa số học sinh trung học phổ thông tham gia các khóa học để chuẩn bị bước chân vào cánh cổng đại học.
Một điều khá thú vị ở Nhật Bản chính là khi giáo viên vắng mặt vì một lý do nào đó, sẽ không có giáo viên khác dạy thay. Thay vào đó, các học sinh sẽ tự làm bài tập và tiếp tục học mà không có sự hướng dẫn của giáo viên. Sự tự giác học mà không cần giám sát cho thấy học sinh Nhật Bản kỷ luật như thế nào.
Ở Nhật Bản, giáo viên không chỉ đánh giá kiến thức của học sinh, mà họ còn theo dõi việc học sinh ghi chép như thế nào. Điều đáng nói là học sinh được yêu cầu phải ghi chép lại những gì giáo viên gần như đúng từng từ. Trong trường hợp học sinh nếu không chép kịp, giáo viên sẽ không chờ mà bỏ qua.
Thời khóa biểu của một học sinh Nhật Bản bao gồm tham dự các hoạt động sáng sớm và sau giờ học, đến trung tâm luyện thi (juku), làm bài tập về nhà. Do đó, học sinh có ít thời gian để ngủ. Hiểu được điều này, khi nhìn thấy học sinh ngủ gật trong lớp, giáo viên có thể nhắc 1-2 lần, nhưng hiếm khi khiển trách.
Các trường học Nhật Bản không cho phép bất kỳ hình thức quan hệ lãng mạn nào được thể hiện trong khuôn viên trường. Nhiều học sinh còn bị tra hỏi về việc họ có tỏ ra thân thiện với người khác phái hay không. Vì thế, thật không may cho những học sinh nào nảy sinh tình cảm với bạn bè ở trường bởi các mối quan hệ đều bị cấm tuyệt đối, và học sinh sẽ không thể thổ lộ tình cảm với “đối tượng” của mình ở trường học. Các giáo viên cũng rất ủng hộ quy tắc này vì cho rằng học sinh vẫn còn rất trẻ để suy nghĩ về các mối quan hệ.
Sự thật cho thấy, phim ảnh, Anime thường có xu hướng tô hồng cuộc sống học đường, nhưng thực tế, môi trường học tập tại Nhật Bản có những điều luật nghiêm khắc và cường độ áp lực cực kỳ cao. Có người cho rằng những quy tắc, hoạt động trong trường sẽ hun đúc ra một người kỷ luật, mạnh mẽ và tài giỏi. Nhưng cũng có người cho rằng những điều này tạo áp lực nặng nề cho các thanh thiếu niên và cả những người theo ngành giáo dục. Du khách cảm nhận thế nào về cuộc sống học tập ở “xứ Phù Tang”? Hãy Book Tour Nhật Bản và cùng chúng tôi khám phá nhiều hơn về “quốc gia của nhiều điều kỳ lạ” này nhé!