Những Người Tàn Tật Vượt Lên Chính Mình
Cách đây hơn 20 năm, trong một lần đi bơi Nguyễn Đức Chung (huyện Thường Tín, Hà Nội) bất ngờ bị cuốn vào chiếc máy bơm và bị mất đi đôi chân. Chung từng mặc cảm mình là gánh nặng của gia đình, vì thế nhiều lần anh đã nghĩ đến cái chết. Tuy nhiên, những ngày tháng nằm trên giường bệnh, mẹ luôn là người cận kề vừa chăm sóc vừa kiếm tiền chạy chữa đã khiến anh tự nhủ mình phải cố gắng đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ. Chung vơi dần nỗi đau và quyết tâm vượt lên chính mình. “Mình chỉ nghĩ đến mẹ thôi, mẹ rất khổ, ba mất từ khi mình học lớp 1. Lúc đó cũng chỉ mong làm sao học được hết lớp 12, sau đó đi học lái xe để kiếm sống, nhưng hết lớp 9 thì mình đã bị tai nạn mất đi đôi chân, ước mơ đó cũng tan luôn, không ít lần mình muốn buông xuôi nhưng mình lại nghĩ đến mẹ, mẹ đã cố gắng hết sức để cứu mình, nếu mình buông thì mẹ sẽ thế nào”, Chung tâm sự.
Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng
Theo quy định người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng sẽ được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng (theo Khoản 2 Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010).
Mức hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng thấp nhất cho mỗi người tàn tật (khuyết tật nặng/đặc biệt nặng) bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số tương ứng theo quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP sau đây:
- Hệ số một phẩy năm 1,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi.
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang nuôi từ hai con trở lên dưới 36 tháng tuổi.
- Hệ số 1,0 đối với hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng.
Như vậy, hộ gia đình, cá nhân chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi mới được hỗ trợ khoản kinh phí này.
Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất. Nếu cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
Với mức chuẩn trợ cấp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2024 là 500.000 đồng/người/tháng. Theo đó mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng áp dụng từ ngày 01/7/2024 như sau:
- 750.000 đồng/tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi 01 con dưới 36 tháng tuổi.
- 1.000.000 đồng/tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi 01 con dưới 36 tháng tuổi hoặc nuôi 02 con dưới 36 tháng tuổi trở lên.
Chế độ trợ cấp người tàn tật giúp các đối tượng được hưởng trợ cấp theo đúng quy định của pháp luật là một việc làm ý nghĩa và mang giá trị nhân văn. Người dân cùng các cơ quan, chính quyền cùng nhau chung tay góp sức để người tàn tật có thể hòa nhập cộng đồng và có một cuộc sống ý nghĩa hơn, tạo điều kiện cho họ được làm việc và tham gia các hoạt động trong điều kiện cho phép.
Bảo hiểm xã hội điện tử EBH mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên sẽ hữu ích cho bạn.
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ********
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 1967
HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI GIÀ CẢ,TRẺ MỒ CÔI KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA VÀ NHỮNG NGƯỜI TÀN TẬT
Kính gửi: Các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Ngày 26-11-1966 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Thông tư số 202-CP về chính sách đối với những người già cả, trẻ mồ côi không nơi nương tựa và những người tàn tật. Sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ Tài chính, Nông nghiệp, Nội thương, Y tế và Tổng cục Lương thực, Bộ Nội vụ ra thông tư hướng dẫn thi hành như sau.
I. ĐỐI TƯỢNG THI HÀNH CHÍNH SÁCH
1. Những người già cả, không có con, cháu và người ruột thịt để nương tựa hoặc có mà vì điều kiện đặc biệt không thể nương tựa được, đời sống gặp khó khăn.
2. Những cháu mồ côi dưới 16 tuổi, không còn người ruột thịt săn sóc giúp đỡ.
3. Những người mù lòa, câm điếc, còng gù, què, cụt chân, tay, bại liệt, điên mãn tính, v.v… (trừ những người mắc bệnh ở thể lây).
Những đối tượng nói trên bao gồm cả nhân dân bị tai nạn chiến tranh mà mất nơi nương tựa hay trở thành tàn tật.
A. Đối với những người già cả không nơi nương tựa.
Ủy ban hành chính cơ sở bàn bạc với các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, đánh cá, làm muối… để thu nhận họ vào hợp tác xã. Nếu họ có ruộng đất, trâu bò, dụng cụ sản xuất thì vận động họ giao cho hợp tác xã quản lý, kinh doanh. Hợp tác xã có trách nhiệm tạo mọi điều kiện bảo đảm đời sống trước mắt và lâu dài cho họ.
Đối với những người còn sức lao động, Ủy ban hành chính cơ sở và các hợp tác xã sắp xếp cho họ làm những công việc thích hợp với sức khỏe như trồng cây, ươm cây, chăn nuôi, đan lát, bện thừng, sửa chữa nông cụ, giữ kho, quét dọn, chăn trâu, bò, v.v… để họ vừa có thu nhập bảo đảm đời sống, vừa tăng thêm nhân lực, của cải cho hợp tác xã. Cần có sự chiếu cố về công điểm, bảo đảm cho họ có số ngày công trung bình.
Đối với những người không còn sức lao động, thì vận động xã viên tương trợ một số ngày công hoặc xuất quỹ công ích giúp đỡ… để bảo đảm đời sống cho họ. Nếu các biện pháp tích cực trên chưa bảo đảm đời sống cho họ, thì Ủy ban hành chính cơ sở đề nghị cấp trên xét trợ cấp cứu tế từng thời gian hay thường xuyên, theo hoàn cảnh cụ thể của từng người. Riêng đối với những người hàng ngày cần phải có người trông nom săn sóc, xét không thể để ở cơ sở được, thì thu nhận vào trại an dưỡng (trại cứu tế xã hội) của địa phương.
Ở những hợp tác xã có khả năng có thể tổ chức nhà dưỡng lão cho các cụ già không nơi nương tựa, để nuôi dưỡng và tổ chức việc làm nhẹ cho các cụ.
Đối với những người còn khả năng lao động, thì Ủy ban hành chính cơ sở liên hệ bàn bạc với các hợp tác xã thủ công nghiệp để giúp đỡ họ làm một số công việc thích hợp với khả năng của họ.
Mặt khác, có thể giúp đỡ họ tổ chức những tổ sản xuất riêng và dành cho họ sản xuất một số mặt hàng mà họ có thể làm được như vót tăm, làm hộp, nắm than quả bàng, nhặt bông, bóc lạc, sửa chữa dụng cụ gia đình, làm đồ mây, tre, cói v.v… để có thu nhập giải quyết đời sống. Nếu cần thiết, Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố bàn với ngân hàng, hoặc xuất quỹ cứu tế xã hội địa phương, hoặc vận động các cơ sở sản xuất cho họ vay vốn để mua nguyên vật liệu, trang bị kỹ thuật, v.v… và xét miễn hoặc giảm cho họ các khoản thuế.
Đối với những người không còn khả năng lao động, Ủy ban hành chính cơ sở đề nghị cấp trên trợ cấp cứu tế thường xuyên hoặc thu nhận vào các trại an dưỡng (trại cứu tế xã hội) của địa phương. Ở trại phải tổ chức cho họ lao động nhẹ để cải thiện thêm đời sống và tăng thêm sức khỏe.
Nói chung, ở nông thôn cũng như ở thành phố, thị xã, Ủy ban hành chính các địa phương cần phối hợp chặt chẽ và dựa vào các đoàn thể quần chúng, nhất là tổ phụ lão để giúp đỡ săn sóc, bảo đảm đời sống cho các cụ già không nơi nương tựa.
B. Đối với những trẻ mồ côi không nơi nương tựa.
Đối với những cháu còn nhỏ tuổi, Ủy ban hành chính cơ sở vận động những người thân thích, những người hiếm con, những người có nhiệt tình nhận về nuôi dạy hoặc vận động các đoàn thể thanh niên, phụ nữ (nhất là phụ nữ) nhận đỡ đầu các cháu. Ủy ban hành chính cơ sở có trách nhiệm theo dõi các gia đình nhận nuôi, nếu gia đình họ gặp khó khăn trong đời sống thì tích cực giúp đỡ.
Riêng đối với những cháu đang thời kỳ bú sữa, Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố xét cấp phiếu đường, sữa để nuôi các cháu. Nếu gia đình nhận nuôi các cháu gặp khó khăn thì vận động nhân dân hoặc đề nghị hợp tác xã giúp đỡ.Trường hợp cần thiết mới xét trợ cấp. Những cháu đến tuổi gửi ở nhà trẻ, được miễn tiền gửi trẻ.
Đối với những cháu lớn tuổi có thể lao động được, Ủy ban hành chính cơ sở và các hợp tác xã sắp xếp cho các cháu có công việc làm vừa sức, bố trí có chỗ ăn, ở không phải sống bơ vơ, và ưu tiên giúp đỡ các cháu học nghề (cần có sự châm chước về tiêu chuẩn). Nếu đời sống các cháu chưa bảo đảm, hợp tác xã xuất quỹ công ích giúp đỡ thêm, nếu khả năng hợp tác xã không giải quyết được thì đề nghị cấp trên xét trợ cấp.
Ủy ban hành chính cơ sở và các hợp tác xã cần tích cực giúp đỡ các cháu được đi học, không để một cháu nào phải thất học và ít nhất cũng được học hết cấp I. Các cháu đi học được miễn trả học phí và các khoản đóng góp khác cho nhà trường.
Những cháu bị tàn phế, xét không thể giải quyết được bằng các biện pháp trên, thì Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố thu nhận các cháu vào trại an dưỡng (trại cứu tế xã hội) để nuôi dạy. Nếu địa phương chưa tổ chức được trại, thì trợ cấp và vận động nhân dân nuôi hộ.
C. Đối với những người tàn tật.
Đối với những người tàn tật, dù có nơi nương tựa hay không có nơi nương tựa. Ủy ban hành chính cơ sở và các hợp tác xã đều phải có trách nhiệm trông nom săn sóc họ. Nói chung những biện pháp để giúp đỡ họ cũng giống như những biện pháp giúp đỡ những người già cả nói trên, như thu nhận vào hợp tác xã, bố trí công việc làm thích hợp với đặc điểm tàn tật, điều kiện sức khỏe của mỗi người trong các hợp tác xã hoặc giúp họ tổ chức những cơ sở sản xuất riêng, dành cho họ một số mặt hàng v.v… Nhà nước giúp đỡ thêm khi cần thiết.
Khi giúp đỡ họ tổ chức cơ sở sản xuất riêng, cần chú ý kết hợp có người khỏe, người yếu, người mù, người sáng để hỗ trợ nhau, chọn nghề ít vốn, dễ tìm nguyên liệu, dễ tiêu thụ sản phẩm và tổ chức quy mô nhỏ thích hợp với thời chiến.
Những người tàn tật nặng, không còn khả năng lao động cần có người trông nom săn sóc hàng ngày, nếu có gia đình thì gia đình chịu trách nhiệm nuôi dưỡng, gia đình họ gặp khó khăn thì hợp tác xã tích cực giúp đỡ (điều hòa lương thực, sắp xếp công việc làm…), người không còn nơi nương tựa, thì thu nhận vào trại an dưỡng của địa phương.
Đối với những người què, cụt chân, tay, bại liệt… Ủy ban hành chính huyện, khu phố cấp nạng cho người què, cụt chân, bại liệt và đề nghị Bộ Nội vụ cấp dần chân, tay giả cho người cụt tay, chân… để giúp họ giảm, bớt khó khăn trong sinh hoạt, đi lại và lao động.
Đối với những người điên mãn tính, Ủy ban hành chính địa phương dựa vào cơ quan y tế nắm chắc số lượng, phân loại và giải quyết theo hướng như sau:
- Người nào bệnh còn có thể chữa được, thì Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố giao trách nhiệm cho cơ quan y tế tổ chức điều trị cho họ.
- Người nào đã thành mãn tính nhưng nhẹ, thì Ủy ban hành chính cơ sở dựa vào các hợp tác xã nông nghiệp, thủ công nghiệp bố trí giúp đỡ họ có công việc làm thích hợp, và phân công người có nhiệt tình kèm cặp, săn sóc họ.
- Người nào mắc bệnh nặng mãn tính, thì tùy theo số lượng người nhiều hay ít mà tổ chức trại điều dưỡng riêng cho họ. Trại này sẽ tổ chức công việc làm thích hợp cho họ để góp phần trị bệnh và cải thiện thêm đời sống. Chế độ nuôi dưỡng. Bộ Nội vụ sẽ ấn định sau.
Bộ Nội vụ sẽ nghiên cứu, tổ chức trường dạy văn hóa và dạy nghề cho những người tàn tật còn sức khỏe, trẻ tuổi và giúp đỡ các địa phương xây dựng hội những người mù, hội những người câm điếc, theo như tinh thần thông tư của Hội đồng Chính phủ.
Những người già cả, trẻ mồ côi không nơi nương tựa và những người tàn tật nói trên, Ủy ban hành chính các cấp và hợp tác xã phải cố gắng bằng mọi cách bảo đảm cho họ có thu nhập xấp xỉ thu nhập bình quân ở địa phương, mỗi tháng ít nhất từ 5 đến 7 đồng ở nông thôn, và từ 8 đến 10 đồng ở thành phố, thị xã. Nếu sau khi tính các khoản thu nhập chủ yếu (bản thân họ tự giải quyết, và hợp tác xã giúp đỡ…) mà vẫn không đủ mức đó, thì Ủy ban hành chính cơ sở đề nghị cấp trên trợ cấp thêm.
Riêng ở nông thôn, Ủy ban hành chính cơ sở và các hợp tác xã phải điều hòa, phân phối lương thực cho họ để có đủ mức tối thiểu 15kg thóc và hoa mầu quy thóc một tháng. Nếu địa phương bị mất mùa thì bán lương thực cho họ theo chính sách bán gạo cho nông dân thiếu ăn.
Những điểm cụ thể về các mặt: ở, mặc, ốm đau và chết.
1. Về chỗ ở, các Ủy ban hành chính cơ sở phải giải quyết cho những người già cả, trẻ mồ côi không nơi nương tựa và những người tàn tật có chỗ ở ổn định, theo hướng như sau:
- Những người không có nhà ở, thì sắp xếp cho họ ở chung với những người trong họ hàng (nếu có) hoặc vận động những người tốt giúp đỡ họ, hoặc tổ chức nhà an dưỡng riêng cho họ.
- Những người có nhà ở nhưng bị giột nát, hư hỏng, thì vận động nhân dân giúp họ sửa chữa lại, mặt khác có thể bố trí thêm những người không có nhà đến ở chung với họ, để giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
Ở thành phố, thị xã, nếu họ ở nhà thuê, hàng tháng phải trả tiền nhà, thì Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố xét trợ cấp tiền thuê nhà cho họ (nếu họ không có khả năng trả).
2. Về mặc, trường hợp họ không có tiền mua sắm phải rách, rét, địa phương đã tích cực giúp đỡ mà vẫn không giải quyết được, thì Ủy ban hành chính cơ sở đề nghị trợ cấp cho mỗi người một số tiền để:
- Mua số vải theo tiêu chuẩn phiếu vải cấp phát, kể cả tiền công may (mỗi năm xét cấp một lần). Nếu tiêu chuẩn của họ không đủ may một bộ quần áo, thì Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố xét cấp thêm vải.
- Mua một chăn sợi và một áo ấm (3 đến 5 năm xét cấp một lần), áo ấm được miễn phiếu vải.
Việc xét trợ cấp phải thận trọng, tránh tràn lan, họ thiếu thứ gì thì xét cấp thứ ấy và cấp bằng hiện vật.
3. Khi họ ốm đau và chết, khi họ ốm đau, ngoài việc săn sóc thuốc men, cần vận động bà con xung quanh giúp đỡ họ để giải quyết khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu ốm nặng thì đưa đến trạm y tế xã hoặc bệnh viện để điều trị. Trong thời gian họ nằm điều trị ở bệnh viện được miễn viện phí (tiền thuốc, tiền ăn, tiền bồi dưỡng), tiền tầu xe đi và về nếu họ không tự lo được thì cũng được xét giúp đỡ. Họ điều trị ở trạm y tế xã, hợp tác xã xuất quỹ công ích giúp đỡ về thuốc men.
Những người được trợ cấp cứu tế thường xuyên, trong thời gian họ nằm điều trị ở bệnh viện thì hoãn trợ cấp cho đến khi họ ra viện. Nếu đã cấp rồi thì họ không phải thanh toán tiền ăn cho bệnh viện hay trả lại tiền trợ cấp trên.
Khi họ chết ở nông thôn, Ủy ban hành chính cơ sở và hợp tác xã lo mai táng cho họ chu đáo, tùy theo tình hình và điều kiện của địa phương. Nếu xã và hợp tác xã không có khả năng thì đề nghị cấp trên xét cấp tiền áo quan và vải liệm. Ở thành phố, thị xã, thì Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố xét cấp các khoản mai táng phí như áo quan, vải liệm và tiền chôn cất (nếu có). Họ chết ở bệnh viện, thì bệnh viện mai táng cho họ theo chế độ hiện hành.
Việc xét trợ cấp về ăn, mặc, ở, khi ốm đau và chết… nói ở các phần trên, chỉ áp dụng cho những người già cả, trẻ mồ côi và người tàn tật không có nơi nương tựa, còn người tàn tật có nơi nương tựa thì gia đình họ có trách nhiệm lo liệu.
Các khoản tiền trợ cấp nói trên, đều ghi vào ngân sách địa phương.
Việc xét trợ cấp do Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố quyết định hoặc do tỉnh, thành phố ủy quyền cho Ủy ban hành chính huyện, khu phố quyết định, căn cứ vào đề nghị của Ủy ban hành chính cơ sở.
Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố cần phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, hướng dẫn, phổ biến sâu rộng Thông tư số 202-CP của Hội đồng Chính phủ và thông tư hướng dẫn này của Bộ Nội vụ cho các cấp, nhất là cấp huyện, xã và hợp tác xã và cho các ngành, giới có liên quan quán triệt và chấp hành đầy đủ.
Ủy ban hành chính các cấp chịu trách nhiệm quản lý, nắm chắc những người già cả, trẻ mồ côi không nơi nương tựa và những người tàn tật thụôc địa phương mình và có kế hoạch cụ thể thi hành chính sách đối với họ.
Mỗi tỉnh, thành phố cũng như huyện, khu phố cần chỉ đạo riêng việc thì hành chính sách để rút kinh nghiệm phổ biến các nơi. Đồng thời phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc khen thưởng kịp thời nơi làm tốt, uốn nắn nơi làm chưa tốt.
Việc giải quyết đời sống cho những người già cả, trẻ mồ côi không nơi nương tựa và những người tàn tật là một công tác xã hội, có nhiều khó khăn phức tạp, nhưng có ý nghĩa quan trọng, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta và góp phần củng cố hậu phương hiện nay. Vì vậy các Ủy ban hành chính các cấp, nhất là cấp cơ sở (xã, thị xã, thị trấn) cần quán triệt tinh thần và nội dung chính sách, dựa vào hợp tác xã, động viên nhân dân phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, đoàn kết giúp đỡ nhau, thực hiện đầy đủ chính sách, bảo đảm tốt đời sống trước mắt và lâu dài cho những người đó.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ THỨ TRƯỞNG Lê Tất Đắc
Người khuyết tật (NKT) là đối tượng gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhưng khiếm khuyết của cơ thể không thể ngăn được ước mơ của họ. Những tấm gương về NKT đã và đang thành công trên những con đường khác nhau là động lực về ý chí, nghị lực để những người cùng cảnh ngộ vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng, trở thành những con người có ích.
(VLO) Người khuyết tật (NKT) là đối tượng gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhưng khiếm khuyết của cơ thể không thể ngăn được ước mơ của họ. Những tấm gương về NKT đã và đang thành công trên những con đường khác nhau là động lực về ý chí, nghị lực để những người cùng cảnh ngộ vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng, trở thành những con người có ích.
Bà Lê Thanh Xuân- Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, NKT và Bảo trợ xã hội, cho biết toàn tỉnh hiện có 27.161 NKT, trong đó có 5.253 NKT đặc biệt nặng.
Trong 5 năm qua, từ nguồn phúc lợi xã hội vận động, hội các cấp đã tổ chức thực hiện các hoạt động trợ giúp về y tế và chăm sóc sức khỏe NKT đã mang lại hiệu quả cao, trợ giúp đúng địa chỉ, phù hợp nhu cầu và hỗ trợ kịp thời đạt giá trị 144,7 tỷ đồng, trợ giúp cho 1,6 triệu trường hợp.
Tỉnh Vĩnh Long duy trì khám bệnh tại nhà cho NKT đặc biệt nặng định kỳ 3 tháng/lần góp phần cho NKT đặc biệt nặng và gia đình biết cách chăm sóc và có những loại thuốc phổ biến từng loại bệnh.
Bên cạnh đó, hỗ trợ nguồn điều trị các bệnh tim bẩm sinh trẻ em và người lớn, bệnh phụ khoa, bệnh đục thủy tinh thể mắt ở người cao tuổi. Hoạt động trợ giúp tiếp cận giáo dục cũng được quan tâm.
Nhà trường đã tổ chức cho học sinh khuyết tật học hòa nhập theo hình thức giáo dục chung và tổ chức đánh giá kết quả của học sinh khuyết tật thực hiện theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và tiến bộ của người học. Tổng số trẻ khuyết tật học hòa nhập là 1.336 trẻ.
Tỉnh Vĩnh Long đã thành lập các CLB cha mẹ trẻ khuyết tật ở huyện Long Hồ, Mang Thít; hỗ trợ cho các huyện Mang Thít, Vũng Liêm, Trà Ôn về điểm can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật đặt tại các trường mầm non.
Việc tạo điều kiện thích hợp để NKT tham gia lao động, sản xuất không chỉ tạo nguồn thu nuôi sống bản thân, giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội mà còn là cơ hội để họ khẳng định mình và hòa nhập cộng đồng.
Sau hơn 8 năm triển khai Dự án “Hỗ trợ sinh kế bền vững cho NKT” tại Vĩnh Long, mặc dù là một dự án nhỏ nhưng đã mang lại những hiệu quả thiết thực đối với người thụ hưởng.
Trong 5 năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, NKT và Bảo trợ xã hội đã hỗ trợ 2.813 trường hợp, với tổng số tiền 8,6 tỷ đồng, giúp 1.453 NKT thuộc hộ nghèo, cận nghèo có thu nhập vượt mức chuẩn nghèo quy định và giúp 241 hộ NKT thoát nghèo bền vững.
Bà Mai Thị Mười (xã Mỹ Thạnh Trung, huyện Tam Bình) được hỗ trợ căn nhà và 7 triệu đồng để chăn nuôi và mua bán nhỏ.
Bà Mười cho biết: “Tôi luôn biết ơn vì đã có căn nhà che nắng mưa và có vốn chăn nuôi, có đồng ra đồng vô, ổn định cuộc sống. Được bà con chòm xóm, nhà hảo tâm thương yêu, chia sẻ, tôi có thêm động lực để cố gắng hơn”.
Truyền cảm hứng và nghị lực sống
Với một người lành lặn, để thành thạo trong ngành nghề nào đó thì phải trải qua quá trình phấn đấu lâu dài. Với một NKT thì càng gian truân hơn. Những nỗ lực của họ đã chứng minh được rằng NKT có thể vượt lên khó khăn bằng chính bản lĩnh và nghị lực của mình.
Anh Huỳnh Chí Dũng (Phường 3, TP Vĩnh Long) mắc căn bệnh sốt bại liệt từ 3 tuổi khiến đôi chân anh teo tóp dần, khó khăn trong đi lại.
Lúc nhỏ nhà nghèo, không có điều kiện, anh Dũng được anh chị dạy học ở nhà, lớn lên chút nữa anh tự đi bằng nạng gỗ đến trường học bổ túc rồi học ĐH tại chức tin học.
Ngoài công việc đánh máy vi tính, thiết kế đồ họa gia công, bằng sự cần cù, khéo léo anh Dũng tạo ra những sản phẩm giỏ nhựa không chỉ đẹp về mẫu mã mà còn rất bền chắc.
Anh Dũng tâm sự: “Mỗi lần được làm việc là tôi cảm nhận sự có ích của bản thân “tàn nhưng không phế”. Tôi muốn thể hiện rằng NKT cũng có thể làm việc.
Cha mẹ không thể sống mãi để nuôi mình, phải quyết tâm có nghề trong tay. Khi gặp gỡ những NKT khác, thấy được những hoàn cảnh còn khó khăn hơn mình mà họ không bỏ cuộc, tại sao mình mặc cảm, tự ti, thu mình lại mà không cố gắng sống cho thật tốt khi luôn được quan tâm giúp đỡ từ mọi người”.
Anh Nguyễn Minh Tâm (quê ở xã Hiếu Phụng, huyện Vũng Liêm) cùng em gái đều bị sốt bại liệt lúc còn nhỏ. Hai chân yếu ớt đi lại khó khăn nhưng anh không nản chí mà bỏ cuộc.
Anh kể: “Không thể kể hết khó khăn khi nhà ở vùng nông thôn, hồi nhỏ phải đi bộ trên đường đất sình lầy 2km để đi học. Dù có một lúc gián đoạn nhưng với sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình, tôi đã tốt nghiệp ĐH ngành thú y.
NKT đi xin việc lại khó hơn nhiều, tôi kiên trì gửi hồ sơ ở nhiều cơ quan, cơ sở tư nhân… và mừng rỡ khi được vào công tác ở UBND Phường 3, TP Vĩnh Long. Từ năm 2010 đến nay, giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội Nông dân Phường 3”.
Trong hội nghị biểu dương NKT, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh- Nguyễn Văn Liệt hy vọng rằng bên cạnh việc phát huy thành tựu cá nhân đã đạt được, những tấm gương sẽ là nguồn động lực tích cực tham gia chia sẻ kinh nghiệm, tuyên truyền giúp nhân rộng sự lạc quan, tinh thần vươn lên cho những hoàn cảnh tương tự.
Thời gian tới, tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp xã hội nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm quan tâm đùm bọc, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Là ủy viên BCH Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, NKT và Bảo trợ xã hội tỉnh Vĩnh Long, anh Nguyễn Minh Tâm vận động trợ giúp vốn sinh kế cho 40 lượt NKT nghèo bán vé số, chăn nuôi, buôn bán nhỏ (bình quân 1 triệu đồng/lượt trợ giúp); hỗ trợ 20 xe lăn cho NKT làm phương tiện sinh hoạt; vận động tặng 10 xe lắc cho NKT còn khả năng lao động làm phương tiện mưu sinh; tặng trên 300 phần quà cho NKT nghèo, nạn nhân chất độc da cam, bệnh nhân nghèo…
“Bản thân bị khuyết tật nên tôi rất hiểu sự khó khăn trong cuộc sống của người cùng cảnh ngộ. Tôi tin vào lòng nhân ái của cộng đồng xã hội, tiếp tục cố gắng hết mình chăm lo giúp đỡ cho những hoàn cảnh kém may mắn để họ có thêm động lực và tự tin vươn lên trong cuộc sống hòa nhập cộng đồng”, anh Nguyễn Minh Tâm chia sẻ.