Nhắc tới đặc sản Đồng Tháp không thể không kể đến các món ăn chế biến từ sen - loài cây nổi tiếng ở vùng đất nơi đây, trong đó có gỏi ngó sen thơm ngon, hấp dẫn.

Đặc Sản Đồng Tháp Ăn Tại Cửa Hàng

Hủ tiếu Sa Đéc với hương vị thơm ngon, đặc biệt, sợi hủ tiếu không quá dai, mềm, trong vắt, nước hầm ngọt thanh đậm đà. Nếu có dịp ghé qua nơi đây, bạn hãy thử thưởng thức món hủ tíu đặc biệt này nhé!

Giá tham khảo: Khoảng 45.000 – 70.000 đồng/tô

Địa chỉ bán: Quán hủ tiếu bà Sẩm 6k – 188 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Sa Đéc, Đồng Tháp

Bánh tằm bì Sa Đéc vừa dai lại vừa mềm, không bị bở, béo ngậy của nước cốt dừa, kết hợp cùng nước mắm chua ngọt vô cùng bắt miệng. Những hương vị dân dã này kết hợp với nhau, tạo nên một món ăn khiến bạn nhớ mãi không quên.

Giá tham khảo: Khoảng 25.000 – 50.000 đồng/phần

Địa chỉ bán: Quán bánh tằm bì chú Dũng Sa Đéc – 49B Phan Bội Châu, Phường 1, Sa Đéc, Đồng Tháp

Đây chắc chắn là món ăn mà bạn không nên bỏ qua khi đến Đồng Tháp. Cá lóc thơm thơm, cuốn cùng lá sen non bùi bùi lạ miệng, kết hợp cùng nước mắm chua ngọt thì thật là “hết sảy”.

Giá tham khảo: Khoảng 100.000 – 200.000 đồng/con

Địa chỉ bán: Quán mắm ngon Đồng Tháp – 237 Ngô Thì Nhậm, Phường 1, Cao Lãnh, Đồng Tháp

Khi mùa nước nổi về cũng là lúc những đàn cá linh đổ về cùng những bông điên điển nở rộ vàng ươm. Lẩu mắm cá linh là món ăn vô cùng đặc biệt, thơm ngon, đậm đà.

Giá tham khảo: Khoảng 150.000 – 500.000 đồng/phần

Địa chỉ bán: Quán mắm ngon Đồng Tháp – 237 Ngô Thì Nhậm, Phường 1, Cao Lãnh, Đồng Tháp

Bánh xèo là món ăn phổ biến ở Việt Nam nhưng ở mỗi vùng miền lại có hương vị riêng. Bánh xèo Cao Lãnh có lớp vỏ mỏng giòn, nhân bánh từ tôm, thịt, sẵn, giá đỗ,… thơm ngon. Khi ăn kèm với các loại rau sống đa dạng và nước mắm chua ngọt sẽ làm bạn “mê đứ đừ”.

Giá tham khảo: Khoảng 50.000 – 70.000 đồng/cái

Địa chỉ bán: Quán bánh xèo Hồng Ngọc – 228 Lê Duẩn, Phường Mỹ Phú, Cao Lãnh, Đồng Tháp

Đồng Tháp nổi tiếng với các món ăn từ mắm. Món mắm kho đậm đà, kèm với thịt ba chỉ, tôm, cá,… ăn kèm với bông súng trắng trắng, giòn giòn cực kỳ bắt miệng

Giá tham khảo: Khoảng 50.000 – 100.000 đồng/phần

Địa chỉ bán: Nhà hàng Tám Thành – 192 Đường Nguyễn Tất Thành, TP. Sa Đéc, Đồng Tháp

Sen là biểu tượng của Đồng Tháp, sen có thể tận dụng được cả rễ, thân, củ, lá,… Cơm gạo lứt hấp lá sen có hương thơm từ lá sen, hạt sen bùi béo, bổ dưỡng.

Giá tham khảo: Khoảng 180.000 – 240.000 đồng/phần

Địa chỉ bán: Nhà hàng Xẻo Quýt – Mỹ Hiệp, Cao Lãnh, Đồng Tháp

Vịt được nướng trên bếp than, phần da vàng ươm giòn tan, thấm đều gia vị, phần thịt bên trong mềm, ngọt thanh, kết hợp cùng nước chấm đậm đà và rau sống thì sẽ khiến bạn thích mê.

Giá tham khảo: Khoảng 180.000 – 250.000 đồng/con

Địa chỉ bán : Quán vịt nướng A Tài – 169 Nguyễn Cư Trinh, Khóm 5, Phường 1, Tp. Sa Đéc

Bạn có thể mua đặc sản Đồng Tháp để mang về biếu người thân, bạn bè như:

Bạn có thể đến chợ Sa Đéc để mua quà

Lưu Ý Khi Mua Đặc Sản Đồng Tháp Làm Quà

Bạn nên mua đặc sản Đồng Tháp về làm quà ở những cửa hàng lớn, uy tín để có những món quà chất lượng nhất.

Ngoài ra, khi đến Đồng Tháp, bạn có thể đến các địa danh nổi tiếng như Vườn quốc gia Tràm Chim, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Làng hoa Sa Đéc, Vựa trái cây Lai Vung,… để tham quan cũng như thưởng thức những đặc sản nổi tiếng nơi đây.

Tham khảo thêm: 22 địa điểm du lịch Đồng Tháp nổi tiếng, cực đẹp, hút khách

Trên đây là chia sẻ của Pgdphurieng.edu.vn về 15 đặc sản Đồng Tháp mua về làm quà. Cảm ơn bạn đã theo dõi và đừng quên chờ đón những bài viết bổ ích khác trên website Ecolotus.vn nhé!

Quê hương Cao Lãnh hai lần Anh hùng đồng thời cũng là huyện nông thôn mới, chúng tôi giờ đây đang trên đà phát triển với những con người năng động - sáng tạo – nghĩa tình, với nguồn nguyên liệu nông sản đa dạng và đặc sản phong phú.

Huyện Cao Lãnh tập trung phát triển các ngành hàng chủ lực: Lúa gạo, xoài, vịt, cá điêu hồng, tôm càng xanh, chanh, ổi. Nhiều sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP: xoài cát chu Cao Lãnh, xoài Cao Lãnh, trái cây sấy, bột rau má…; cùng với nhiều sản phẩm khởi nghiệp ấn tượng góp phần làm phong phú thêm nguồn đặc sản địa phương: trà mãng cầu, nước mắm cá linh, nước chanh mật ong cô đặc…

Đến với chúng tôi, bạn còn được tham quan các điểm du dịch không chỉ mang tính lịch sử mà còn đậm chất miền Tây như Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Khu di tích Xẻo Quýt, điểm du lịch sinh thái Thiên Phú…

(HNM) - Phát huy lợi thế vùng đất bãi ven sông Đáy, huyện Hoài Đức tập trung phát triển các loại cây ăn quả đặc sản như bưởi, nhãn chín muộn... cho hiệu quả kinh tế cao. Đáng chú ý, thực hiện Đề án cây ăn quả giá trị kinh tế cao, huyện Hoài Đức đang hướng tới mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu trái cây đặc sản.

Trước đây, người dân xã Song Phương (huyện Hoài Đức) chủ yếu trồng cam Canh, bưởi Diễn tuy nhiên, hiệu quả không cao. Chủ tịch UBND xã Song Phương Nguyễn Đức Khoa chia sẻ: Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, năm 2006, xã định hướng, khuyến khích chuyển sang trồng nhãn chín muộn. Dần dần, toàn bộ diện tích trồng cam đã được thay bằng nhãn chín muộn, tập trung tại các thôn 1, 3, 4...

Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Vương Thị Mai Lan cho biết: Từ cây nhãn tổ và những cây nhãn lâu năm, Phòng Kinh tế huyện đã khảo sát, lập hồ sơ trình Sở NN&PTNT Hà Nội xem xét, bình tuyển hơn 50 cây nhãn giống HTM1, HTM2. Đến những năm 2012-2013, huyện Hoài Đức đã có hơn 40 cây nhãn chín muộn được công nhận là cây đầu dòng. Từ những cây đầu dòng, diện tích trồng nhãn chín muộn trên địa bàn huyện đã được nhân rộng lên 138ha, tập trung ở các xã: Song Phương (34ha), An Thượng (65ha), Đông La (12ha), Vân Côn (22ha)... Sản lượng quả hằng năm đạt 15-18 tấn/ha/năm, cho thu nhập đạt 500-700 triệu đồng/ha/năm.

Năm 2012, Hội Nhãn chín muộn huyện Hoài Đức được thành lập. Cũng từ đó, huyện tập trung hỗ trợ các xã công tác tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc quả an toàn, phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) và cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học cho các hộ gia đình trồng cây ăn quả... Sau khi xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể nhãn chín muộn, huyện Hoài Đức được Sở NN&PTNT hỗ trợ thực hiện mô hình thí điểm bảo quản nhãn chín muộn cận và sau thu hoạch. Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, sản phẩm nhãn chín muộn của huyện Hoài Đức đã được xuất khẩu sang Malaysia, châu Âu, Mỹ, Australia.

Tính đến nay, toàn huyện Hoài Đức có 895ha trồng cây ăn quả, cây đặc sản: Ổi Thái Lan, ổi Đài Loan, táo đại, táo đào... Do người dân đã biết áp dụng kỹ thuật trong quá trình chăm sóc nên chất lượng quả táo, ổi có vị ngọt thơm, được thị trường ưa chuộng. Giá trị thu nhập từ các loại cây ăn quả này đạt từ 300 đến 800 triệu đồng/ha/năm.

Phát huy kết quả đạt được trong phát triển cây ăn quả, hiện nay, huyện Hoài Đức đang triển khai trồng giống bưởi đỏ Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình), tại một số vườn cây ăn quả thuộc vùng bãi xã Đông La. Giống bưởi này được Sở NN&PTNT đánh giá có chất lượng phù hợp để xuất khẩu trong thời gian tới. Định hướng của huyện Hoài Đức là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp vùng ven sông Đáy, tập trung vào giống cây ăn quả chủ lực, đạt tiêu chí xuất khẩu là nhãn chín muộn và giống quả tiềm năng là bưởi đỏ Tân Lạc. Hiện đã có nhiều hộ gia đình ở Đông La đăng ký chuyển từ trồng cây táo hiệu quả thấp sang trồng cây bưởi đỏ Tân Lạc, tham gia quy trình sản xuất an toàn để có sản phẩm đạt chất lượng.