Hủy Tờ Khai Đã Thông Quan
Việc hủy tờ khai hải quan được quy định tại Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
Thủ tục hủy tờ khai hải quan
Thủ tục hủy tờ khai hải quan theo khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:
* Trách nhiệm người khai hải quan:
– Đối với các trường hợp quy định tại (2) và (4) mục 1 người khai hải quan khai thông tin đề nghị hủy tờ khai hải quan theo mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đề nghị hủy tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan nộp 02 bản chính văn bản đề nghị hủy tờ khai hải quan theo mẫu số 04/HTK/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan;
– Trường hợp hủy tờ khai hải quan theo quy định tại (4.1), (4.2), (4.3) mục 1, người khai hải quan gửi kèm chứng từ chứng minh thực tế hàng hóa không xuất khẩu.
Trường hợp hủy tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất khẩu, người khai hải quan phải cam kết trong văn bản đề nghị hủy tờ khai hải quan về việc chưa thực hiện việc hoàn thuế;
Hoặc kê khai khấu trừ thuế cho hàng hóa thuộc tờ khai hải quan đề nghị hủy với cơ quan thuế nội địa hoặc với cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm về nội dung đã khai báo.
Trường hợp cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế kiểm tra phát hiện người khai hải quan đã hoàn thuế hoặc kê khai khấu trừ thuế thì xử lý theo quy định của pháp luật.
* Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
– Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại (1) mục 1: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan quy định tại (1) và (4) mục 1 thì:
Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xác minh thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, thực hiện việc hủy tờ khai hải quan và thông báo thông tin hủy tờ khai hải quan cho người khai hải quan trên Hệ thống;
– Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại (3) mục 1: Chậm nhất 01 ngày làm việc kể từ ngày hàng hóa được tái xuất hoặc nhận được văn bản xác nhận đã thực hiện việc tiêu hủy, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện hủy tờ khai;
– Trường hợp hủy tờ khai hải quan quy định tại (2) và (4) mục 1:
+ Trong thời hạn 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi nhận đề nghị hủy tờ khai hải quan của người khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin tờ khai hải quan đề nghị hủy trên Hệ thống, đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt, thực hiện:
Hủy tờ khai hải quan và phản hồi kết quả cho người khai hải quan trên Hệ thống, xử lý tiền thuế đã nộp (nếu có) theo quy định tại Điều 131 Thông tư 38/2015/TT-BTC và cập nhật vào Hệ thống quản lý rủi ro để đánh giá tiêu chí chấp hành pháp luật đối với doanh nghiệp.
Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có thông tin vi phạm pháp luật liên quan đến lô hàng do các cơ quan chức năng khác cung cấp bằng văn bản thì:
Tờ khai hải quan xuất khẩu đã thông quan hoặc giải phóng hàng chỉ được hủy sau khi đã thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và xác định lô hàng không vi phạm pháp luật hoặc đã hoàn thành việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
+ Trường hợp hủy tờ khai hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có ảnh hưởng đến thông tin quản lý lượng hàng tạm nhập, tạm xuất trên Hệ thống thì sau khi hủy tờ khai hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm cập nhật thông tin về lượng hàng vào Hệ thống;
+ Thông báo cho Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ trong nước theo mẫu số 01/TB-XNKTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC;
Hoặc thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu (nếu Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu khác Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu) để theo dõi, không xử lý hoàn thuế, khấu trừ thuế, không thu thuế đối với hàng hóa thuộc tờ khai hải quan xuất khẩu đã hủy.
– Đối với tờ khai hải quan giấy, ngoài thực hiện các nội dung tương ứng tại điểm b.1, điểm b.2 và điểm b.3 khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi tạiThông tư 39/2018/TT-BTC) thì:
Công chức hải quan gạch chéo bằng bút mực, ký tên, đóng dấu công chức lên tờ khai hải quan được hủy; lưu tờ khai hải quan được hủy theo thứ tự số đăng ký tờ khai hải quan.
Một số vướng mắc liên quan đến hủy tờ khai và tiêu hủy hàng hóa trong quá trình làm thủ tục thông quan cho hàng hoá xuất nhập khẩu đã được Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể.
Công ty CP Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành cho biết, với số lượng tờ khai luồng Xanh và Vàng chiếm khoảng 80% thì việc thời gian qua DN phải làm công văn trình lên để được phê duyệt hủy tờ khai theo quy định tại Mục a, b, Khoản 1, Điều 11, Thông tư 196/2012/TT-BTC (gọi tắt là Thông tư 196) làm DN mất thời gian. Để tạo thuận lợi, DN đề nghị, nếu có tờ khai XK nào quá 15 ngày thì cơ quan Hải quan thực hiện hủy theo Mục a, b Khoản 2, Điều 11 Thông tư 196 quy định: “Nếu người khai hải quan không tạo thông tin hủy tờ khai thì cơ quan Hải quan cũng tiến hành hủy tờ khai…”.
Theo Tổng cục Hải quan, các trường hợp hủy tờ khai được quy định cụ thể tại Điểm a và b, Khoản 1, Điều 11 quy định: “Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký, cấp số tờ khai hải quan mà không xuất trình hồ sơ hải quan điện tử trong trường hợp phải xuất trình hồ sơ hải quan điện tử. Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà người khai hải quan chưa xuất trình hàng hóa XK, NK phải kiểm tra thực tế để cơ quan Hải quan kiểm tra...”.
Cũng theo tiết b1, Điểm b, Khoản 2, Điều 11 thì không phải tất cả các lô hàng quá hạn 15 ngày thì cơ quan Hải quan sẽ thực hiện hủy tờ khai. Mặt khác, theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 11, Thông tư 196, khai nhiều tờ khai cho một lượng hàng hóa, người khai hải quan phải đề nghị hủy tờ khai hải quan đã đăng ký. Như vậy, những trường hợp quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 11, cơ quan Hải quan sẽ xem xét, quyết định hủy tờ khai trên cơ sở đề nghị hủy tờ khai hải quan đã đăng ký của người khai hải quan. Để đảm bảo việc kiểm tra dữ liệu tờ khai hủy, người khai hải quan cần phối hợp với cơ quan Hải quan để xác định thông tin về tờ khai hủy.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cho rằng, nhằm tăng cường công tác quản lý để đấu tranh với các hành vi lợi dụng thủ tục hải quan điện tử để trục lợi trái pháp luật, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn 962/TCHQ-CCHĐH ngày 24-1-2014 hướng dẫn kiểm tra, xác định tính xác thực của lý do sửa chữa tờ khai và hủy tờ khai khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Theo đó, tại Mục 2 của công văn 962, trong trường hợp tờ khai thuộc danh sách hủy thì cơ quan Hải quan yêu cầu người khai hải quan thực hiện theo quy định tại Tiết a, Khoản 2 Điều 11 Thông tư 196, đồng thời giải thích lý do xin hủy dưới dạng văn bản giấy và xuất trình các chứng từ chứng minh lý do xin hủy.
Khoản 1 Điều 12 Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định, người khai hải quan phải có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị huỷ gửi cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai. Quy định này trước hết mang lại lợi ích cho chính người khai hải quan (trong trường hợp đã nộp tiền thuế), đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch giữa cơ quan Hải quan và DN.
Cũng vướng mắc về thủ tục hủy tờ khai sau thông quan, Công ty Panasoic Industriall Devices Vietnam c.lt phản ánh, do quy định là tờ khai sau thông quan không được sửa nên DN đang lúng túng không biết hướng xử lý ra sao với trường hợp xin hủy tờ khai sai ngày để mở tờ khai mới.
Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho biết, việc hủy tờ khai để thay tờ khai hải quan mới thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 128/2013/TT-BTC (gọi tắt là Thông tư 128). Theo đó, thời điểm thay tờ khai hải quan phải thực hiện trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc trước thời điểm miễn kiểm tra thực tế. Do vậy, hàng hóa đã thông quan không được hủy tờ khai hải quan. Bên cạnh đó, việc sửa chữa tờ khai, khai bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 128.
Công ty TNHH Sai Gon Precision phản ánh, các công cụ, dụng cụ tiêu hao, hàng tiêu dùng tham gia vào quá trình sản xuất của DN rất nhiều, số lượng tiêu hao cũng rất lớn. Hơn nữa, DN không thể nào biết được những hàng hóa tiêu hao, tiêu dùng này thuộc tờ khai hải quan NK nào để khai báo cho cơ quan Hải quan một cách chính xác. Điều này gây khó khăn cho DN. Do đó, DN đề nghị không cần khai báo với cơ quan Hải quan đối với hàng hóa là dụng cụ tiêu hao, hàng tiêu dùng.
Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho biết , theo quy định tại điểm h khoản 3 Điều 49 Thông tư số 128 quy định “Việc tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật và có sự giám sát của cơ quan Hải quan trừ trường hợp sơ hủy phế liệu, phế phẩm tại DNCX trước khi chính thức tiêu hủy. Quy định này áp dụng cho cả DNCX thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI Thông tư số 196”.
Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 4 Điều 49 Thông tư số 128 có hướng dẫn hàng tiêu dùng phục vụ cho hoạt động nhà xưởng, sản xuất nhưng không xây dựng được định mức sử dụng theo đơn vị sản phẩm thì DNCX không phải phân chia theo mục đích sử dụng hay nguồn NK, không phải đăng ký danh mục, đặt mã quản lý và không phải báo cáo nhập-xuất-tồn định kỳ hàng tháng với cơ quan Hải quan (đối với DNCX nằm trong khu chế xuất), đối với DNCX nằm ngoài khu chế xuất nộp báo cáo tổng lượng hàng hóa tiêu dùng được NK và mua từ nội địa trong quý. DNCX tự khai và tự chịu trách nhiệm về việc khai và sử dụng hàng hóa đúng mục đích.
Theo Tổng cục Hải quan, kể từ thời điểm ngày 1-11-2013, nếu DNCX thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại Thông tư số 196, khi tiêu hủy hàng hóa là hàng tiêu dùng DNCX không phải khai báo rõ với cơ quan Hải quan về hàng hóa tiêu hủy thuộc tờ khai NK nào.