Mô Hình Nông Nghiệp Công Nghệ Cao
Nằm trong chuỗi các hoạt động Chương trình đào tạo phát triển nông nghiệp của Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình tại thành phố Asan, Hàn quốc, các học viên đã được tham quan thực tế một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các nhà máy chế biến nông sản và chế tạo máy nông nghiệp.
Mô hình trồng Dâu Tây, Cao Bằng
Còn đối trồng Dâu Tây thì không ai ở Cao Bằng không biết chị Đoàn Thu Trà. Người đưa Dâu Tây Cao Bằng lên một tầm mới bằng công nghệ. Ứng dụng các giải pháp Nông nghiệp trồng dâu tây cho trang trại 5 ha của mình.
Xem thêm: TOP 5 phần mềm quản lý sản xuất nông nghiệp được tin dùng
Mô hình trồng Dưa lưới – Kim Long Farm Vũng Tàu
Trong giới trồng dưa lưới chắc chắn không ai không biết anh Đàm Xuân Hải. Xuất thân từ dân tài chính nhưng bén duyên Nông nghiệp từ những năm 2014 đến nay. Trồng dưa lưới rất thành công, có 5 trang trại trải dài suốt cả nước. Diện tích mỗi khu là 1,5 ha đến 2 ha, toàn bộ đều được điều khiển bằng hệ thống IoT Nông nghiệp. Nhất là với dưa lưới, việc điều tiết dinh dưỡng sai sẽ là vấn đề. Kiểm soát môi trường sâu bệnh luôn phải kiểm soát liên tục.
Lợi ích của ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp công nghệ cao trong việc áp dụng IoT trong nông nghiệp đang được khá nhiều người quan tâm. Bởi nó mang lại giá trị và hiệu quả cao cho nền nông nghiệp.
Lợi ích của ứng dụng mô hình nông nghiệp công nghệ cao
Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Bởi nó thay thế thành các công trình xây dựng; giao thông vận tải; khu thương mại; khu chung cư. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng tăng cao, tiêu biểu là nông sản sạch. Mặt khác, tình trạng đất đai ngày càng bị thoái hóa do sử dụng và lạm dụng thuốc BVTV kèm theo sự tác động của biến đổi khí hậu. Dẫn đến, thiệt hại nghiêm trọng nền nông nghiệp và tốn khá nhiều chi phí sản xuất. Áp dụng nông nghiệp công nghệ cao giúp nhà nông giám sát cây trồng và giải pháp hiệu quả từ gieo sạ, rải phân, phun thuốc. Ứng dụng IoT trong nông nghiệp sẽ thu thập các thông tin nhanh chóng; có thể dự đoán, phỏng đoán các điều kiện canh tác, tình trạng sâu bệnh hại theo thời gian thực. Từ đó, có giải pháp phòng trừ bệnh kịp thời nhanh chóng.
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên đất, nước, không khí. Canh tác nông nghiệp bằng công nghệ IoT trong nông nghiệp dựa trên dữ liệu được thu thập từ các cảm biến đa dạng trên đồng ruộng; giúp nông dân phân bổ chính xác tài nguyên cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đồng thời, bảo vệ môi trường đất, nước do chất thải, thuốc bảo vệ thực vật gây ra. Góp phần giảm tỷ lệ ô nhiễm môi trường ở mức thấp nhất.
Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) không chỉ giúp nhà nông tiết kiệm nước và năng lượng; mà nó còn làm cho nông nghiệp xanh hơn; giảm đáng kể việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón. Bên cạnh đó, tiết kiệm chi phí thuốc BVTV và thuê nhân công. Hiệu suất làm việc tăng gấp 20 lần so với phương pháp thủ công trước đây. Các sản phẩm được thu hoạch được sạch hơn, chất lượng hơn và năng suất cao hơn so với các phương pháp nông nghiệp truyền thống.
Một trong những lợi ích của việc sử dụng IoT trong nông nghiệp là tốc độ của quy trình được cải tiến hơn. Do sử dụng hệ thống theo dõi và dự đoán thời gian thực. Nhờ vậy, nông dân có thể nhanh chóng phản ứng với bất kỳ thay đổi nào. Ví dụ các thay đổi về thời tiết, độ ẩm, cũng như tình trạng sâu bệnh hại của từng cây trồng hoặc đất trên đồng ruộng. Điều được phát hiện kịp thời và nhanh chóng. Đối với máy bay nông nghiệp việc phun thuốc chỉ mất từ 7-10 phút trên 1 ha ở mọi cây trồng, mọi địa hình. Cho dù bất cứ ở điều kiện thời tiết nào chăng nữa, các thiết bị công nghệ cao đều hoạt động ổn định và hiệu quả. Đây là công cụ giúp các chuyên gia nông dễ dàng nghiên cứu được mùa màng. Đồng thời, mang đến giải pháp phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông hiệu quả.
Mô hình trồng Dưa Kim Hoàng Hậu, Thọ Xuân, Lam Sơn Thanh Hóa
Hình ảnh trên là anh Tùng chủ Farm nông nghiệp CNC Điền Trạch ở Lam Sơn Thanh Hóa. Đầu tư 1.5 ha nhà màng. Trồng dưa kim hoàng hậu, một người trồng rất nổi tiếng ở khu vực miền bắc về dưa kim hoàng hậu. Anh đã áp dụng giải pháp nông nghiệp thông minh. Hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động dựa vào thu thập dữ liệu cảm biến môi trường. Dinh dưỡng để điều tiết tưới cho cây trồng.
Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đổi mới khoa học công nghệ được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm. Ứng dụng khoa học công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp bằng các ưu việt của các công nghệ. Như: Công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ cảm biến, tự động hóa, internet vạn vật,… Giúp sản xuất nông nghiệp tiết kiệm chi phí. Tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường.
Mặt khác, nông nghiệp CNC giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ. Giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.
Hệ thống châm phân dinh dưỡng tự động Nextfarm Fertikit 4G tại Farm dâu tây Trường Anh – Cao Bằng
Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2019. Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục được điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng, miền và cả nước. Gắn với nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào các khu sản xuất tập trung quy mô lớn. Với công nghệ hiện đại gắn với các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến nông sản có giá trị xuất khẩu cao.
Trong lĩnh vực trồng trọt đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến. Do làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh nên sản lượng và chất lượng nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế tăng.
Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 80% gạo xuất khẩu. Giúp nâng giá gạo xuất khẩu bình quân tăng từ 502 USD/tấn năm 2018 lên 510 USD/tấn năm 2019. Đặc biệt, giống gạo ST25 được công nhận là “gạo ngon nhất thế giới năm 2019” tại Hội nghị Thương mại gạo thế giới lần thứ 11 tổ chức tại Phi-lip-pin.
Ngành lâm nghiệp có sự phát triển đáng kể với tốc độ tăng trưởng ổn định. Đã làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến, tạo ra các dây chuyền chế biến, bảo quản có chất lượng tương đương với sản phẩm nhập khẩu. Hình thành ngành công nghiệp chế biến lâm sản đứng thứ hai Châu Á và đứng thứ năm trên thế giới
Trang trại nông nghiệp công nghệ cao
Trang trại nông nghiệp công nghệ cao thông minh sử dụng các máy móc như máy bay không người lái, máy bay viễn thám, Robot không người lái, thiết bị giám sát nông nghiệp IoT và hệ thống quản lý nông nghiệp IoT. Các thiết bị này có khả năng vận hành từ giai đoạn bắt đầu sản xuất cho đến thu hoạch; có khả năng dự đoán chính xác năng suất cho cây trồng; thu thập dữ liệu nông học, dự đoán thời tiết, sâu bệnh hại trên cây trồng; truy xuất nguồn gốc cây trồng. Hệ thống ứng dụng của trang trại có thể thay thế hầu hết các hoạt động của con người trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Trang trại nông nghiệp công nghệ cao
Mô hình Trang trại thông minh đã được Công ty cổ phần Đại Thành hoàn thiện với khả năng vận hành tự động hóa. Mô hình trang trại đã và đang áp dụng công nghệ kỹ thuật số trên các cánh đồng từ Bắc vào Nam lần lượt như Bắc Ninh, Bắc Giang; cho đến các khu vực Đồng bằng sông Cửu Long như Long An, Kiêng Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ. Ứng dụng của Trang trại nông nghiệp công nghệ cao giúp nhà nông giảm tối ưu các chi phí sản xuất, giữ được giá thành đầu ra ổn định. Hơn hết, nông sản thu hoạch từ Trang trại kỹ thuật số được nâng cao giá trị, chất lượng và tạo thương hiệu nông sản sạch.