Trương Mỹ Lan Chủ Tịch Scb
Theo kết luận điều tra, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã phát hành 25 gói trái phiếu khống, không có tài sản đảm bảo. Tổng giá trị 25 gói trái phiếu này đến nay còn dư nợ hơn 30.081 tỉ đồng của hơn 35.000 nhà đầu tư.
Gần 2.500 nhân viên được đào tạo về trái phiếu
Kết luận điều tra cho thấy, ông Võ Tấn Hoàng Văn với vai trò là tổng giám đốc điều hành SCB đã phê duyệt việc hợp tác với Công ty chứng khoán Tân Việt TVSI để triển khai giới thiệu sản phẩm trái phiếu tại 239 chi nhánh Ngân hàng SCB.
Để thúc đẩy việc mua trái phiếu, SCB còn tiến hành hình thức đào tạo tập trung với gần 2.500 nhân viên gồm chuyên viên tư vấn, giao dịch viên, kiểm soát viên, phó giám đốc, giám đốc chi nhánh.
Trong số này, giao dịch viên - những nhân viên tại quầy giao dịch và chuyên viên tư vấn chiếm phần lớn - tổng cộng 2.000 người. Điều này khớp với lời kể của các nạn nhân của trái phiếu với BBC rằng, họ được các giao dịch viên chào mời sản phẩm trái phiếu nhưng lại dùng lối nói lập lờ là "gói tiết kiệm linh hoạt 31 ngày".
Từ vùng, đơn vị kinh doanh tới các nhân viên đều được quảng bá về cơ chế phân bổ hoa hồng khi giới thiệu trái phiếu.
Theo kết luận điều tra, SCB sẽ nhận được phí giới thiệu từ các hoạt động chào mời khách hàng mua trái phiếu. Đơn cử, phí giới thiệu trái phiếu Công ty An Đông là 0,083% trên số dư mà nhà đầu tư do Ngân hàng SCB giới thiệu nắm giữ trái phiếu Công ty An Đông tại cuối ngày 25 hàng tháng trong năm.
Ngoài phản ánh từ những trái chủ bị hại, BBC còn phỏng vấn được một nhân viên Ngân hàng SCB đã nghỉ việc. Người này thừa nhận rằng, việc đào tạo của ngân hàng về trái phiếu đều có kịch bản sẵn các tình huống, hướng dẫn nhân viên tư vấn xoáy vào lãi suất cao và mang tính an toàn.
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem
Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, trước thời điểm ngày 7/10/2022, Hội sở Ngân hàng SCB chưa tiếp nhận bất kỳ phản ánh nào từ khách hàng và các đơn vị kinh doanh về việc cán bộ nhân viên nào làm sai quy trình, nội dung đã được hướng dẫn, đào tạo để đẩy nhanh việc giới thiệu trái phiếu nhằm chạy theo doanh số, tiền thưởng hoa hồng.
Dữ liệu thống kê phản ánh ý kiến của khách hàng qua các kênh tiếp nhận cho thấy đa phần khách hàng than phiền về việc thanh toán lãi trái phiếu chậm, các vấn đề phát sinh khi bán trái phiếu trước hạn, thời gian nhận được tiền bán trái phiếu chậm.
Đáng chú ý, Ngân hàng SCB có nhận được một vài phản ánh của khách hàng bị nhầm lẫn trái phiếu doanh nghiệp là sản phẩm tiết kiệm. Tuy nhiên, theo Bộ Công an, các trường hợp này đã được Ngân hàng SCB liên hệ để giải quyết triệt để và thỏa đáng cho khách hàng.
Bên cạnh đó, ngày 15/12/2020, Ngân hàng SCB đã ban hành Thông báo số 13855/TB-TGĐ.20.00 về việc chấn chỉnh công tác giới thiệu khách hàng tham gia sản phẩm đầu tư trái phiếu đảm bảo đúng quy trình.
Đã về hưu được gần sáu năm, bà Nga có một số tiền dành dụm được sau nhiều năm làm lụng cũng như được con cháu, chị em cho và gửi nhờ, tổng cộng số tiền là khoảng 500 triệu. Bà lâu nay vẫn thường gửi tiết kiệm tại ngân hàng SCB gần nhà nên cũng tiếp tục bỏ số tiền đó vào tài khoản tiết kiệm của mình.
Nhưng khoảng tháng 8/2022, bà Nga được nhân viên của SCB chi nhánh số 44 Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội tư vấn rằng ngân hàng mới ra mắt gói tiết kiệm linh hoạt, rút tiền và nhận lãi suất cao hơn gửi có kỳ hạn.
Cũng như bao nhiêu nạn nhân "sập bẫy" trong vụ mua trái phiếu của An Đông, Quang Thuận, bà Nga không hề hay biết mình đã đặt bút ký ủy nhiệm chi để mua trái phiếu, chứ không phải là gửi tiết kiệm.
"Tôi không hiểu trái phiếu An Đông là gì cả. Nhân viên nói với tôi rằng gói gửi tiết kiệm lãi suất cao là sản phẩm của SCB và có thể rút tiền sau 31 ngày mà vẫn có lãi. Tôi tin tưởng SCB là ngân hàng top 10 uy tín Việt Nam nên đồng ý gửi. Họ cho tôi ký vào rất nhiều giấy tờ, nhiều hơn thường lệ, nhưng chỉ đưa phần cuối mỗi tờ, chỗ ký tên và bảo mình ký chỗ họ đánh dấu," bà Nga thuật lại với BBC.
"Sau đó, tôi nhận được hợp đồng thì lại thấy bên nhận tiền là Công ty CP chứng khoáng Tân Việt, tôi mới hỏi cậu tư vấn viên thì họ vẫn nói là sản phẩm của SCB, tôi cũng nghĩ có hợp đồng trong tay thì cất đi thôi, không còn lo nghĩ gì," bà Nga nhớ lại.
Ngày 7/10/2022, khi Chủ tịch Chứng khoán Tân Việt, thành viên HĐQT độc lập SCB là ông Nguyễn Tiến Thành đột ngột qua đời thì bà Nga nhận được điện thoại từ các tư vấn viên của chi nhánh SCB ở Ngô Thì Nhậm nói trên.
"Cậu tư vấn viên gọi và nói tôi rằng ông Thành bị đột tử và hiện có nhiều tin đồn tiêu cực về SCB, kêu tôi đừng nghe. Tới hôm sau, tôi ra SCB thì được phát tờ thông báo của Ngân hàng Nhà nước kêu gọi người dân yên tâm, bình tĩnh nên tôi cũng đi về.
"Sau đó, sự việc vỡ lỡ ra, người ta kéo đến SCB và nói việc gửi tiết kiệm nhưng thực chất là mua trái phiếu thì cậu tư vấn viên lúc ấy mới bảo để cậu ấy xem hồ sơ của tôi. Xong cậu ấy bảo đây không phải sản phẩm SCB mà là trái phiếu An Đông mà, tôi mới nói rằng chính nhân viên ngân hàng tư vấn gói tiết kiệm linh hoạt của SCB chứ tôi làm gì biết An Đông nào.
"Họ mới mở hợp đồng ra và chỉ cho tôi chữ viết tắt ADC gì đó, tôi hỏi tiếp sao cháu nói với cô rằng đây là gửi tiết kiệm mà thành ra trái phiếu là thế nào. Cậu này mới bảo tôi cứ bình tĩnh, rằng sẽ chịu trách nhiệm nhưng tôi nói chỉ muốn lấy lại tiền mà thôi. Cậu tư vấn viên ấy bảo vậy thì cháu bán thử xem có ai mua thì cô lấy lại tiền được không," bà Nga kể lại với BBC.
Tháng 10/2023, bà Nga đã đến cơ quan công an để làm đơn khiếu nại và nhận được giấy xác nhận rằng đơn của bà đã được tiếp nhận. "Họ nói tôi cứ về nhà, chờ đến khi công an gọi lên lấy lời khai thì đem theo tất cả chứng từ, hợp đồng lên."
Tổng cộng số tiền mà bà Nga gửi tiết kiệm nhưng biến thành trái phiếu An Đông là 500 triệu đồng với mã HD 185-003389/FLEX.ADC-2019.1/HĐMB. Đây là một trong những mã trái phiếu mà trái chủ đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định là bị hại trong vụ án.
Nguồn hình ảnh, Nhân vật cung cấp
Bà Bảo Ngọc ở Hải Phòng cũng có trải nghiệm tương tự. Bà nói với BBC rằng, cho tới khi ông Nguyễn Tiến Thành đột tử và bà Trương Mỹ Lan bị bắt thì mới "té ngửa" rằng số tiền gần 1,5 tỷ đồng bà bỏ vào SCB là trái phiếu chứ không phải khoản tiết kiệm.
Những video bà Ngọc cho BBC xem đều cho thấy mọi giao dịch đều diễn ra tại ngân hàng, do nhân viên SCB phụ trách và không có bên thứ ba là công ty An Đông hay Quang Thuận.
"Nhân viên nói rằng đây là sản phẩm tiết kiệm gửi linh hoạt, 31 ngày là có thể rút được tiền mà không bị mất lãi, giống như gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Họ nói rằng đây là hệ sinh thái của ngân hàng, là sản phẩm như tiết kiệm không rủi ro gì. Rồi mình ủy nhiệm chi cho họ làm hợp đồng. Nếu tôi biết là trái phiếu thì từ đầu sẽ không tham gia," bà Ngọc nói với BBC.
Bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng số tiền này là của bản thân cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn, song phía SCB lại cho rằng đây là tiền của ngân hàng này.
Bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại toà.
Ngày 22/11, phiên tòa xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan và 47 bị cáo khác ở giai đoạn 1 vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị, tổ chức liên quan tiếp tục với phần tranh luận.
Trong phần tranh luận bổ sung, bị cáo Trương Mỹ Lan đề cập đến khoản tiền hơn 6.000 tỷ đồng mà bà đã cho Tập đoàn Tuần Châu mượn. Theo bị cáo Lan, mối quan hệ giao dịch giữa bà và Tập đoàn Tuần Châu của ông Đào Hồng Tuyển, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn, được thực hiện thông qua các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và dự án.
Cụ thể, ông Đào Anh Tuấn (con trai ông Tuyển) cùng hai công ty thuộc Tập đoàn Tuần Châu, là Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (gọi tắt Công ty Âu Lạc) và Công ty CP T&H Hạ Long (gọi tắt Công ty T&H Hạ Long), đã nhận từ phía bà Trương Mỹ Lan tổng cộng 6.095 tỷ đồng, bao gồm hai khoản tiền riêng biệt.
Khoản tiền thứ nhất là 3.179 tỷ đồng, do ông Đào Anh Tuấn nhận được từ thỏa thuận chuyển nhượng 70,59% cổ phần của Công ty T&H Hạ Long cho phía Trương Mỹ Lan với giá 1.411 tỷ đồng. Số tiền còn lại là 1.768 tỷ đồng, các bên đang thảo luận để đối trừ vào các khoản mà bà Trương Mỹ Lan có nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận khung.
Khoản tiền thứ hai là 2.916 tỷ đồng, do Công ty Âu Lạc và Công ty T&H Hạ Long nhận từ 5 công ty của bà Trương Mỹ Lan thông qua 5 thỏa thuận khung hợp tác và chuyển giao tài sản. Tài sản chuyển giao bao gồm 243 căn nhà liền kề thuộc hai dự án Khu biệt thự Morning Star và Khu biệt thự Hoàng Long, tương ứng với 9 sổ đất đã được thế chấp để đảm bảo khoản vay của các công ty này tại SCB.
Tổng cộng, Công ty Âu Lạc và Công ty T&H Hạ Long đã sử dụng 32 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo cho 32 khoản vay. Bản án sơ thẩm tuyên buộc Công ty T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc Quảng Ninh phải nộp lại số tiền 6.095 tỷ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án.
Liên quan đến giao dịch này, bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết đã hợp tác với Tập đoàn Tuần Châu từ năm 2016. Khi bắt đầu hợp tác, bị cáo đã kêu gọi khoảng 60 nhà đầu tư nước ngoài tham gia, đồng thời thuê các đơn vị tư vấn thiết kế quốc tế để nghiên cứu và phát triển các dự án tại phường Tuần Châu, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, với mục tiêu biến các dự án này thành những công trình mang tầm quốc tế.
Bị cáo Lan cho hay, để kêu gọi được nhà đầu tư nước ngoài, bị cáo đã sử dụng tiền của Vạn Thịnh Phát và tiền vay mượn từ bạn bè để cho Tập đoàn Tuần Châu mượn nhằm đầu tư xây dựng hạ tầng. Trong suốt 6-7 năm qua, bị cáo đã chi một khoản tiền lớn để thuê các đơn vị tư vấn và thiết kế phát triển dự án.
Cũng theo bị cáo Lan, số tiền hơn 6.000 tỷ đồng mà bị cáo chuyển cho Tập đoàn Tuần Châu là của bị cáo, không liên quan đến SCB. Nếu SCB cho rằng số tiền này là của ngân hàng thì cần phải có chứng cứ rõ ràng. Các tài sản mà Công ty T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc Quảng Ninh đang thế chấp tại SCB là từ ông Đào Anh Tuấn, người đã nể mặt bị cáo và cho SCB mượn nhiều tài sản để tái cơ cấu ngân hàng.
Trước đó, SCB đề nghị tòa xem xét 3 vấn đề lớn liên quan đến nhóm Công ty Tuần Châu. Cụ thể, SCB đề nghị tòa xem xét khả năng ngân hàng này sẽ chịu thiệt hại số tiền hơn 6.000 tỷ đồng. Đồng thời, SCB yêu cầu tòa chấp nhận kháng cáo, buộc Công ty T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc nộp lại số tiền 6.000 tỷ đồng cho SCB để khắc phục hậu quả của vụ án giai đoạn 1, thay vì chuyển sang xử lý ở giai đoạn 2.
Đại diện SCB cũng cho rằng, nhóm Công ty Tuần Châu đã sử dụng 28 quyền sử dụng đất để thế chấp cho các khoản vay của 25 công ty tại SCB. Tổng nghĩa vụ nợ mà các quyền sử dụng đất này đang đảm bảo đến giữa tháng 10/2022 là 29.100 tỷ đồng. Song, 28 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này được hạch toán thành 23 mã tài sản trên hệ thống quản lý dữ liệu của ngân hàng. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm chỉ quyết định giao quyền quản lý và xử lý 8/23 mã tài sản cho SCB để khắc phục hậu quả vụ án.
Đối với 15/23 mã tài sản còn lại (tương ứng với 20 quyền sử dụng đất), đây là tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ nợ của 19 công ty tại SCB với tổng số nợ đến giữa tháng 10/2022 là 20.300 tỷ đồng. Do đó, SCB đề nghị tòa chấp nhận kháng cáo, giao quyền quản lý và xử lý 15 mã tài sản này (tương ứng với 20 quyền sử dụng đất) của nhóm Công ty Tuần Châu nhằm khắc phục hậu quả của vụ án.
Cuối cùng, SCB phản đối việc bản án sơ thẩm tách các vấn đề liên quan đến quan hệ tín dụng và thế chấp giữa nhóm Công ty Tuần Châu và SCB để giải quyết thành một vụ án dân sự riêng. Ngân hàng cho rằng việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của SCB. Theo SCB, các vấn đề này cần được xử lý chung trong phạm vi vụ án hình sự, thay vì tách riêng để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Theo cáo trạng, Trương Mỹ Lan là Chủ tập đoàn Vạn Thịnh Phát và phần lớn các công ty trong hệ sinh thái (hơn 1.000 công ty). Bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi như: bố trí những người thân tín vào các vị trí chủ chốt của Ngân hàng SCB để nắm quyền điều hành, thành lập các đơn vị thuộc SCB để cho vay, giải ngân các khoản vay dành riêng cho mình.
“Bà trùm” này còn thông đồng, câu kết với các công ty thẩm định giá để cấp chứng thư nâng khống giá trị tài sản đảm bảo, câu kết với các đối tượng là chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật để tạo lập các khoản vay, cùng sử dụng, chiếm đoạt tiền của SCB.
Không chỉ thế, Trương Mỹ Lan còn không hoàn thiện thủ tục thế chấp, không đăng ký giao dịch đảm bảo nhằm hoán đổi tài sản đảm bảo; lập phương án rút tiền, cắt đứt dòng tiền sau khi được giải ngân. Đặc biệt, bà Lan chỉ đạo lãnh đạo Ngân hàng SCB bán nợ xấu, cấn trừ nợ để giảm dư nợ và tỷ lệ nợ xấu và mua chuộc lãnh đạo tại các cơ quan chức năng để bưng bít, che giấu hành vi sai phạm khi bị thanh tra, phát hiện.
Bằng các thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, trắng trợn, bất chấp pháp luật, Trương Mỹ Lan đã sử dụng Ngân hàng SCB để huy động vốn sau đó chỉ đạo các lãnh đạo tại ngân hàng này và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát rút tiền với số lượng đặc biệt lớn để sử dụng vào các mục đích khác nhau. Do đây là các khoản vay khống, đến hạn không trả được nợ nên Trương Mỹ Lan cùng các đồng phạm tiếp tục lập các khoản vay khống khác để đảo nợ, trả khoản cũ. Số tiền Lan rút ra ngày càng nhiều dẫn đến hậu quả thiệt hại đặc biệt lớn cho Ngân hàng SCB.
Kết quả điều tra xác định từ đầu năm 2012 đến ngày 07/10/2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống hồ sơ, cho vay, giải ngân 2.527 khoản vay (gồm 1.057 khoản khách hàng cá nhân và 1.470 khoản khách hàng tổ chức) với tổng số tiền hơn 1 triệu tỷ đồng nợ gốc và hơn 193 nghìn tỷ đồng nợ lãi/phí. Các khoản vay đều thuộc nợ nhóm 5, không có khả năng thu hồi. Dư nợ gốc các khoản vay của Trương Mỹ Lan chiếm 93% tổng số dư nợ gốc của hơn 23 nghìn khoản vay còn dự nợ tại Ngân hàng SCB.
Để hợp thức việc rút tiền đã được SCB giải ngân để sử dụng, tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo: Đối với các khoản vay được SCB giải ngân cho các công ty “ma” thụ hưởng theo phương án vay thì Lan chỉ đạo Hồ Bửu Phương phối hợp với Nguyễn Phương Anh, Đặng Phương Hoài Trâm, Phan Chí Luân (thuộc văn phòng HĐQT Vạn Thịnh Phát) lập phương án việc “giải quỹ” bằng cách lập các hợp đồng hứa chuyển nhượng cổ phần khống, sử dụng nhiều cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng SCB để rút tiền, nộp tiền, chuyển tiền lòng vòng vào tài khoản của công ty trong nhóm, cuối cùng chuyển đến các tài khoản theo mục đích sử dụng của Trương Mỹ Lan. Đối với trường hợp giải ngân vào tài khoản của các cá nhân được thuê đứng tên tài khoản vay hoặc thụ hưởng thì các cá nhân đến ngân hàng để ký chứng từ rút tiền.
Khi cần sử dụng ngay một số tiền mặt, Trương Mỹ Lan chỉ đạo Nguyễn Phương Hồng hoặc Trần Thị Mỹ Dung chuẩn bị, đồng thời chỉ đạo Bùi Văn Dũng (Lái xe của Trương Mỹ Lan) đến Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn để nhận tiền. Nguyễn Phương Hồng, Trần Thị Mỹ Dung chỉ đạo Thái Thị Thanh Thảo, nhận thông tin từ Nguyễn Phương Anh tên cá nhân, tổ chức nhận tiền, rút tiền, lập phiếu chi và các thủ tục để hoàn tất nghiệp vụ rút tiền mặt. Nguyễn Phương Anh chỉ đạo nhân viên kế toán lập các chứng từ rút tiền (ủy nhiệm chi, giấy rút tiền…) đồng thời hẹn các cá nhân đến ngân hàng ký chứng từ rút tiền. Thái Thị Thanh Thảo chỉ đạo Trần Thị Thúy Ái- kiểm soát viên ngân quỹ Ngân hàng SCB chi nhánh Sài Gòn xuất tiền mặt khỏi quỹ để giao cho Bùi Văn Dũng vận chuyển về nhà cho Trương Mỹ Lan (tại tòa nhà Sherwood số 127 Paster, Quận 3) giao cho Trần Thị Hoàng Uyên (giúp việc của Lan) để giao cho các cá nhân theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.
Từ tháng 2/2019 đến tháng 9/2022, theo chỉ đạo của Lan, Dũng đã vận chuyển gần 109 nghìn tỷ đồng và gần 15 triệu USD từ Ngân hàng SCB về Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tại số 193-203 Trần Hưng Đạo Quận 1) hoặc về hầm B1 tòa nhà Sherwood Paster hoặc đưa, giao cho một số cá nhân theo chỉ đạo của Lan. Số tiền trên Lan sử dụng để trả nợ mua các bất động sản, cổ phần các dự án và sử dụng vào các mục đích khác.
Trực tiếp chiếm đoạt hơn 300 nghìn tỷ đồng
Trương Mỹ Lan bị truy tố hàng loạt tội danh, trong đó riêng hành vi “Tội tham ô tài sản”, “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, các hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” Lan đã trực tiếp chiếm đoạt của Ngân hàng SCB hơn 304 nghìn tỷ đồng và gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB gần 200 nghìn tỷ đồng.
Theo đó, trong giai đoạn từ đầu 2012 đến cuối 2017, Lan đã chỉ đạo, lập hồ sơ vay vốn khống cho 304 khách hàng với 368 khoản vay (gồm 252 khách hàng cá nhân và 52 khách hàng tổ chức). Tính đến cuối 2022, các khoản này có tổng số tiền là hơn 132,2 nghìn tỷ đồng, (gồm hơn 68 nghìn tỷ đồng tiền gốc và hơn 63 nghìn tỷ đồng tiền lãi). Toàn bộ khoản vay không được sử dụng đúng mục đích mà phục vụ cho Trương Mỹ Lan. Khoản vay này không được Ngân hàng SCB quản lý, thu hồi nợ, không thực hiện đúng phương án, đề án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Đến nay các khoản vay này không có khả năng thu hồi, chuyển nợ nhóm 5.
Trên cơ sở kết quả định giá tài sản của Công ty Thẩm định giá Hoàng Quân và kết quả đánh giá của Ngân hàng SCB (đánh giá sau khi đã khởi tố vụ án) thì chỉ có 96/203 tài sản đảm bảo cho các khoản vay trên đảm bảo tính pháp lý (đủ điều kiện để trích lập dự phòng rủi ro và tiến hành xử lý tài sản bảo đảm) với giá trị phân bổ là hơn 67,6 nghìn tỷ đồng. Áp dụng nguyên tắc có lợi cho các bị can nên xác định hành vi của Trương Mỹ Lan đã gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB hơn 64,6 ngàn tỷ đồng (= tổng nợ phát sinh đến ngày 31/12/2017 là hơn 132,2 nghìn tỷ đồng trừ đi giá trị tài sản đảm bảo của các khoản vay là hơn 67,6 nghìn tỷ đồng).
Giai đoạn từ năm 2018 đến tháng 10/2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn (gồm 188 cá nhân vay 208 khoản và 383 pháp nhân vay 708 khoản vay) để rút và chiếm đoạt của Ngân hàng SCB. Tính đến ngày 17/10/2023, các khoản vay này còn dư nợ là hơn 545 nghìn tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc hơn 415,5 nghìn tỷ đồng và lãi là hơn 129 nghìn tỷ đồng. Toàn bộ số tiền trên Lan đã chiếm đoạt, sử dụng cho mục đích cá. Đến nay các khoản vay trên không có khả năng thu hồi, chuyển nợ nhóm 5.
Trên cơ sở định giá tài sản bảo đảm của Công ty Định giá Hoàng Quân và đánh giá của ngân hàng SCB thì 424/982 có đủ pháp lý với tổng giá trị hơn 111,5 nghìn tỷ đồng. Áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị can, xác định Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt số tiền hơn 304 nghìn tỷ đồng (=Tổng nợ gốc 515,6 nghìn tỷ trừ giá trị tài sản đảm bảo hơn 111,5 nghìn tỷ đồng) và gây thiệt hại số tiền lãi phát sinh hơn 129 nghìn tỷ đồng.
Vụ án này dự kiến sẽ được TAND TP.Hồ Chí Minh đưa ra xét xử trong vòng gần 2 tháng (từ ngày 05/3 đến 29/4) sắp tới. Đây là vụ án có quy mô đặc biệt lớn với nhiều kỷ lục về số tiền cũng như số lượng bị cáo, người có quyền nghĩa vụ liên quan, số lượng luật sư tham gia…
Ngày 22.11, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm gây thiệt hại nghiêm trọng cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tại giai đoạn 1.
Trước đó, SCB đề nghị tòa xem xét 3 vấn đề lớn liên quan đến nhóm Công ty Tuần Châu, cụ thể, Công ty CP T&H Hạ Long (gọi tắt Công ty T&H Hạ Long) và Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (gọi tắt Công ty Âu Lạc).
Thứ nhất, SCB đề nghị tòa xem xét đến việc ngân hàng này sẽ bị thiệt hại số tiền hơn 6.000 tỉ đồng. Đồng thời SCB đề nghị tòa chấp nhận kháng cáo về việc buộc Công ty T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc nộp lại 6.000 tỉ đồng cho SCB để khắc phục hậu quả vụ án giai đoạn 1, chứ không phải giai đoạn 2.
Đại án Trương Mỹ Lan: 6.095 tỉ liên quan 'Chúa đảo Tuần Châu' từ SCB hay của Vạn Thịnh Phát
Thứ hai, nhóm Công ty Tuần Châu đã dùng 28 quyền sử dụng đất để thế chấp cho khoản vay của 25 công ty tại SCB. Tổng nghĩa vụ nợ mà 28 quyền sử dụng đất đang thế chấp đảm bảo cho các công ty vay trong vụ án này đến giữa tháng 10.2022 là 29.100 tỉ đồng.
Cũng theo SCB, 28 giấy chứng nhận này được hạch toán thành 23 mã tài sản theo dõi trên hệ thống quản lý dữ liệu của SCB. Bản án sơ thẩm chỉ quyết định giao cho SCB được quyền quản lý, xử lý đối với 8/23 mã tài sản nhằm khắc phục hậu quả vụ án.
Đối với 15/23 mã tài sản còn lại (tương ứng với 20 quyền sử dụng đất), đang là tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ nợ của 19 công ty tại SCB. Tổng nghĩa vụ nợ đến giữa tháng 10.2022 là 20.300 tỉ đồng.
Do đó, phía SCB đề nghị tòa chấp nhận kháng cáo giao cho quản lý, xử lý đối với 15 mã tài sản bảo đảm (tương ứng với 20 quyền sử dụng đất) của nhóm Công ty Tuần Châu để khắc phục hậu quả của vụ án.
Thứ ba, việc bản án sơ thẩm tách các vấn đề liên quan đến quan hệ tín dụng, thế chấp giữa nhóm Công ty Tuần Châu và SCB thành vụ án dân sự để giải quyết riêng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của SCB. Theo SCB những vấn đề này cần phải được giải quyết chung trong tổng thể vụ án hình sự này, mà không thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Bị cáo Trương Mỹ Lan cho rằng hơn 6.000 tỉ đồng là do nhóm Công ty Tuần Châu vay mượn của bị cáo, chứ không phải của SCB
Cũng theo luật sư của SCB, tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện hai Công ty T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc đều có ý kiến là sẽ nộp đủ số tiền đã nhận từ bị cáo Trương Mỹ Lan là hơn 6.000 tỉ đồng.
Đồng thời 2 công ty này yêu cầu tách 8 mã tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất ra khỏi danh sách 1.121 mã tài sản mà tòa sơ thẩm giao cho SCB quản lý, xử lý. Bởi hai công ty cho rằng không ký hợp đồng thế chấp với SCB, khoản tiền này là do tin tưởng bị cáo Trương Mỹ Lan nên cho SCB mượn để tái cơ cấu nợ.
Ngoài ra, bị cáo Trương Mỹ Lan cũng cho rằng hơn 6.000 tỉ đồng là do hai công ty vay mượn của bị cáo, nên số tiền này phải hoàn trả cho bị cáo chứ không phải giao lại cho SCB.
Về vấn đề này, SCB không đồng ý với yêu cầu của 2 công ty trên. Ngân hàng này cho rằng, 8 mã tài sản này hiện đang thế chấp bảo đảm cho nghĩa vụ của các công ty vay liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và bị cáo Trương Mỹ Lan tại SCB theo danh sách 1.243 khoản vay. Theo bản án sơ thẩm, tổng nghĩa vụ nợ của các công ty vay này tạm tính đến giữa tháng 10.2022 hơn 12.100 tỉ đồng
Không đồng tình với yêu cầu của SCB, luật sư của nhóm Công ty Tuần Châu xin tòa phân tách trách nhiệm bồi hoàn giữa 2 công ty. Bản án sơ thẩm tuyên cả hai công ty nộp hơn 6.000 tỉ đồng để bồi hoàn cho bị cáo Trương Mỹ Lan, nhưng không phân định rõ nghĩa vụ từng công ty.
Thực tế, hai công ty là hai pháp nhân độc lập, chịu trách nhiệm độc lập về hành vi của mình. Công ty T&H Hạ Long nhận từ các cá nhân hơn 111 tỉ đồng. Công ty Âu Lạc hơn 4.000 tỉ đồng. Hiện nay, không tách bạch giữa 2 công ty sẽ dẫn đến khó khăn trong thi hành án.
Luật sư của nhóm Công ty Tuần Châu xin tòa cân nhắc tuyên sau khi Công ty T&H Hạ Long nộp lại số tiền bồi hoàn, thì các thành viên trong công ty sẽ nhận lại được hơn 70% cổ phần của mình. Ba tài sản là sân golf và 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công ty đang bị kê biên, cũng xin tòa xem xét giải tỏa kê biên.
"SCB muốn được hưởng cả 2 lần là khoản vay và tài sản bảo đảm, tôi thấy yêu cầu này không có cơ sở. Đề nghị tòa trả lại cho Công ty Âu Lạc đối với 8 mã tài sản thế chấp, sau khi công ty hoàn thành nghĩa vụ bồi hoàn của mình", luật sư nói.
Theo bản án sơ thẩm hồi tháng 4 của TAND TP.HCM, tòa buộc Công ty T&H Hạ Long và Công ty Âu Lạc phải nộp hơn 6.000 tỉ đồng để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn cho bị cáo Trương Mỹ Lan.
Đồng thời, để đảm bảo nghĩa vụ của Công ty Âu Lạc, Công ty T&H Hạ Long, tòa sơ thẩm tuyên tiếp tục kê biên hơn 18 triệu cổ phần (chiếm hơn 70% vốn điều lệ của Công ty T&H Hạ Long); 3 bất động sản thuộc sở hữu của Công ty T&H Hạ Long và 8 bất động sản thuộc sở hữu của Công ty Âu Lạc.