Làng Thanh Nga Mắt Ngọc
TTO - Cơ sở làm gốm của ông Nguyễn Văn Chín (61 tuổi, làng gốm Thanh Hà, TP Hội An, Quảng Nam) những ngày đầu tháng 6 này đang làm mẻ gốm khổng lồ: bình cao 2m, rộng 1m, nặng hơn 2 tạ.
Thanh Minh - Thanh Nga tái xuất: Nghẹn ngào nước mắt cố nhân
Cập nhật ngày: 20/02/2014 05:00:44
Chương trình kỷ niệm đoàn cải lương Thanh Minh-Thanh Nga đang ráo riết tập luyện để ra mắt vào tối 1/3 tới. Cố nhân gặp nhau, ôm chầm trên sàn tập, mừng mừng tủi tủi…
Các nghệ sĩ từ trái qua tại buổi tập hôm 18/2: Chí Tiên, Ngọc Giàu, Thành Lộc, Kiều Mai Lý, Phượng Liên
Nhà hát Nón Lá là nơi tập tuồng lý tưởng vì nằm ngay trung tâm thành phố (trong khuôn viên Cung Văn hóa Lao Động TP.HCM), lại gọn gàng, mát mẻ. Vừa qua Tết, nghệ sĩ còn khá bận rộn với lịch diễn dày đặc của các sân khấu và đoàn phim, nhưng lạ sao, mọi người đều đến tập tuồng đầy đủ và đúng hẹn. Giữa sân khấu là bàn thờ cố NSUT Thanh Nga được anh em dọn ra để mọi người thắp hương tưởng nhớ.
Bàn thờ đơn giản chỉ có di ảnh bà được đặt trên chiếc bàn nhựa nhỏ xíu, vậy mà dễ thương đến lạ kỳ như chính con người nữ nghệ sĩ đáng kính. Và không gian của sân khấu Rồng Vàng cũng trở nên ấm cúng hơn hẳn trong làn khói hương lan toả hòa quyện với tiếng nhạc xưa, như có sự hiện diện của Thanh Nga dõi theo anh em để tiếp thêm sức mạnh.
Quy tụ được nhiều nghệ sĩ tài danh trong một chương trình không phải là chuyện dễ, đủ thấy anh em yêu mến Thanh Nga và bà bầu Thơ đến nhường nào. Như Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Hồng Nga, Thanh Sang, Kiều Mai Lý, Thành Lộc, Vũ Linh, Hoài Linh, Trọng Phúc, Hùng Minh, Tú Sương…
Đáng quý hơn là thái độ lao động nghệ thuật nghiêm túc trong thời buổi “trễ giờ” đã thành… chuyện thường ngày ở huyện. Hẹn 10 giờ tập tuồng, thì mới 9 rưỡi đã có mặt đầy đủ, và không một ai chểnh mảng hay giở thói ngôi sao. Hình như không khí cải lương xưa đã sống lại, kéo mọi người trở về với một thời hoàng kim rực rỡ.
Thanh Sang - Phương Liên hăng say tập vở
Hôm đầu tiên lên sàn tập, anh em nghệ sĩ nắm tay nhau mừng mừng tủi tủi. Đã lâu lắm rồi họ mới được đứng chung trên một sân khấu. Nhiều người không còn đi hát suốt mấy chục năm như nghệ sĩ Xuân Lan diễn vai Bích Vân công chúa.
Từ hồi đoàn Thanh Minh - Thanh Nga rã gánh, bà đi làm nghề khác, rồi chuyển qua làm bảo hiểm mười mấy năm nay. Khó có thể tưởng tượng Bích Vân công chúa đầy chất nghệ sĩ xưa kia lại có thể trở thành người phụ nữ có phong thái nhanh nhẹn, tự tin, hiện đại của một doanh nhân, lướt máy tính bảng vun vút.
Hỏi bà thì bà cười: “Biết sao được, cuộc sống chảy tới đâu thì mình theo tới đó!”. Nhưng vừa bước lên sàn tập thì thoắt cái bà trở lại với nàng công chúa đậm chất cổ điển kiêu sa. Xa sân khấu đã lâu nhưng bà vẫn thuộc lời vanh vách, nhớ như in từng điệu bộ bởi vai diễn đã trở thành máu thịt.
37 năm tân trạng Trần Minh và công chúa Bích Vân mới gặp lại nhau nhưng không ngờ vẫn thật ăn ý khiến nhiều người xem tập mà máu trong người cứ rần rần phấn khởi.
Nghệ sĩ Kim Hương từng đóng vai nàng Tía và Tiểu Loan. Mấy chục năm nay bà vẫn bám trụ với nghề. Không hát cải lương thì bà làm “bầu” tổ chức các buổi diễn rối, xiếc, ca múa nhạc trong các trường tiểu học, trung học, phục vụ trẻ em. Giá rất rẻ, nhưng bà vẫn sống đều đều để… chờ tới hôm nay. Bà dí dỏm nói như thế.
Thật sự bà cũng không ngờ có ngày mình quay về “tổ ấm” Thanh Minh - Thanh Nga. Đây là cô đào đẹp từng được đôn lên đóng vai Thái hậu Dương Vân Nga khi Thanh Nga vừa mất. Nhưng bây giờ… bà cười khà khà: “Mập quá trời đi! Mắc cỡ quá! Thôi lên hát một chút để kỷ niệm với đoàn, chứ bao nhiêu tâm tư xin truyền lại các em sau này, mong giữ gìn cải lương đừng mai một”.
Các lớp diễn được tập trước cả tuần, đến 18/2 thì nghệ sĩ Phượng Liên, Phương Hồng Thuỷ, Thanh Hằng mới từ Mỹ và Úc bay về. Thật không thể ngờ sự nhiệt tình của các nghệ sĩ này, anh em nói vui: “Cát-sê đủ mua vé máy bay không vậy!”.
Đây là ba nghệ sĩ nổi tiếng của cải lương, ai cũng là đào chánh, đào đẹp một thời, giờ đã định cư an ổn, nhưng vì cái tình với Thanh Minh-Thanh Nga mà quay về, không so đo tính toán.
Phượng Liên là người cùng thời với Thanh Nga, từng đứng chung trên sàn diễn của bà bầu Thơ, có giọng ca trầm ấm sang trọng đến nay vẫn hớp hồn khán giả. Chính vì vậy bà mới được chọn để thay thế Thanh Nga trong vai Trưng Trắc (Tiếng trống Mê Linh) và Quỳnh Nga (Bên cầu dệt lụa).
Thật lạ, có Phượng Liên về, thì NSƯT Thanh Sang bỗng trở nên phấn khởi, vô vọng cổ ngọt lịm. Sân khấu là vậy đó, đào kép phải phù hợp thì diễn mới hăng. Thanh Sang từng nói: “Chất giọng và cách diễn của tôi khó tìm đào đóng chung lắm, cho nên khi Thanh Nga mất tôi ít đi hát với ai là vì vậy”. Quả thật, Thanh Sang cũng từng đóng chung với vài người, nhưng hình như không ăn ý lắm. Giờ trở lại với Phượng Liên, cùng một phong cách trầm buồn, từ tốn, Thanh Sang tập tuồng rất nhanh.
Còn Thanh Hằng vui vẻ nhận một vai rất phụ là nàng Thánh Thiên cận tướng của Trưng Trắc, chứng tỏ lòng yêu nghề của chị. Hỏi ra thì năm 14 tuổi chị đã vô đoàn Thanh Minh - Thanh Nga làm…quần chúng. Chị chỉ lên màn hình video có cảnh múa trong vở Bên cầu dệt lụa: “Đó, tui đang múa đó. Trời ơi, thắm thoát mà 20 năm, nhớ quá đi thôi!”.
Có ai ngờ, cô bé ngày xưa giờ ngồi đây với những cố nhân, vừa vui vừa rưng rưng muốn khóc…Mọi người đang sống lại một thời Thanh Minh - Thanh Nga lừng lẫy… Và khán giả cũng nôn nao chờ ngày gặp lại những “cố nhân”. Bởi nghệ sĩ và khán giả của Thanh Minh - Thanh Nga như những tri âm, họ thuộc lòng từng lời ca, cảnh diễn.
Cải lương có một thứ hạnh phúc lạ kỳ như thế!
Bài, ảnh: Hoàng Kim - Vũ Anh(TNO)
hán giả biết đến Lâm Vỹ Dạ từ sân khấu kịch Nụ cười mới, qua nhiều vai diễn phụ. Rất nhiều vai diễn dù xuất hiện với thời lượng ngắn nhưng đã khiến cô tỏa sáng nhờ vào sự nhanh nhẹn, hoạt bát và cái duyên hài hước tiềm ẩn từ khi mới bước chân vào trường học nghề diễn viên.
NSƯT Hoài Linh đã từng nhận xét: "Lâm Vỹ Dạ thật sự tạo được ấn tượng với vai trò "phó phòng" của chương trình "Ơn giời cậu đây rồi". Ngay mùa phát sóng đầu tiên, cô ấy đã tạo ngay sự chú ý với cách diễn hài nhẹ nhàng, chừng mực qua cách thoại có phần nhấn nhá tạo nét hài khác biệt riêng trong làng cười Việt. Với cá tính ham học hỏi, tìm tòi sáng tạo cách làm để tiếng cười luôn đổi mới, Lâm Vỹ Dạ đã bước đầu thành công".
Còn với NSND Ngọc Giàu, bà cho rằng đó là cách diễn hài không vận dụng kỹ thuật cùng sự nhạy bén qua nhiều năm kinh nghiệm đứng trên sân khấu Nụ cười mới. Để dễ hiểu hơn, khi có được vai diễn hay, người diễn viên sẽ thăng hoa làm chủ được tuyến kịch. "Lâm Vỹ Dạ có nhiều năm song hành cùng Trường Giang diễn hài, đã giúp cô thêm nhiều kinh nghiệm quăng bắt tiếng cười trên sân khấu, sân bãi khác với sân khấu hình hộp. Người xem cười nghiêng ngã với Lâm Vỹ Dạ cũng nhờ vào cách cô ứng biến để vai diễn ngày một hay hơn, sinh động hơn" – NSND Ngọc Giàu chia sẻ.
Khi xuất hiện gần đây trong bộ phim sitcom truyền hình "Bí mật quý ông", Lâm Vỹ Dạ đã vào vai cô Chà có cá tính khiến người xem càng theo dõi càng thấy thú vị. Cũng như trong chương trình "7 Nụ cười xuân", là một chương trình hài với cấu trúc tiểu phẩm độc đáo, xen lẫn yếu tố thử thách khả năng ứng biến đa dạng của các diễn viên hài như: khả năng vận động, hát, lý luận, nhanh trí ứng biến… và Lâm Vỹ Dạ lúc nào xuất hiện cũng để lại ấn tượng vì sự thông minh, dí dỏm của mình.
Bản thân Lâm Vỹ Dạ cực kỳ vui và cảm ơn Tổ nghiệp đã ban cho cô nhiều lộc Tổ để sau nhiều năm đứng trên sân khấu, cô đã được bạn đọc Báo Người Lao Động đề cử Giải Mai Vàng năm nay.
"Không thể nói điều gì khi trong tôi lúc này là niềm hạnh phúc rất lớn của một diễn viên trẻ trưởng thành từ chiếc nôi sân khấu Nụ cười mới. Tôi cảm ơn anh Hoài Linh, anh Hữu Lộc và tất cả các nghệ sĩ hài của sân khấu này, đã ươm mầm để tôi trưởng thành hơn trong cuộc sống và nghề nghiệp" – Lâm Vỹ Dạ tâm sự.
Cũng như các bạn diễn viên được đề cử năm nay, tâm trạng của Lâm Vỹ Dạ lúc này là hy vọng trong lễ trao giải lần này có được cảm giác hạnh phúc khi nghe tên mình xướng lên trên sân khấu, đó sẽ là món quà ý nghĩa mà cô tri ân đến những người đã từng lặng lẽ bỏ phiếu bầu chọn, điều đó cho thấy cô luôn nỗ lực không ngừng để xứng đáng với niềm tin yêu của khán giả, thầy cô và gia đình đã dành cho mình.
Trên thực tế, không riêng gì các khán giả mà các anh chị đồng nghiệp trong nghề đều đánh giá cao khả năng diễn xuất của Lâm Vỹ Dạ mỗi khi cô xuất hiện với các hình tượng nhân vật khác nhau. Chính sự lễ phép của Lâm Vỹ Dạ trong cách tiếp cận với nghề, với đồng nghiệp đã cho cô một đức tính chịu khó tìm hiểu để đúc kết kinh nghiệm cho bản thân mình. Chính sự siêng năng học hỏi đã giúp Lâm Vỹ Dạ làm nên chuyện và trong chương trình "7 nụ cười xuân", cô thật sự là nắm chắc trong tay mùa xuân của sự kỳ vọng – nơi mà khán giả đặt trọn tin yêu vào sự phấn đấu không ngừng của cô.
Nghệ sĩ Hồng Đào đã từng nhận xét lần đầu gặp nhau trong một game show, Lâm Vỹ Dạ đến tươi cười, chào hỏi chị bằng một câu ngắn gọn rồi nhanh chóng đi mất. "Làm việc đến trưa, trời nắng nóng, tôi chỉ nghĩ thầm phải chi có một cái gì đó mát mát, bỗng cô bé này như đọc được ý nghĩ đó của tôi, tiến đến gần, để lên bàn một dĩa trái cây và vẫn buông một câu ngắn gọn, nói tôi ăn đi cho mát. Một lần khác, tôi chứng kiến Trường Giang góp ý cho một lớp diễn không ăn khớp, Lâm Vỹ Dạ ngồi chăm chú lắng nghe. Sau đó, tôi thấy em cứ băn khoăn, trăn trở mãi về lớp diễn chưa thể vừa ý này. Tôi cảm nhận được rằng Lâm Vỹ Dạ luôn muốn mang những ưu điểm của mình ở ngoài đời lên trên sàn diễn: ngắn gọn, chân thật, thấu hiểu tâm lý để chia sẻ với khán giả, biết lắng nghe để có kết quả tốt hơn" – nghệ sĩ Hồng Đào nói.
Đồng quan điểm với Hồng Đào, nghệ sĩ Cát Phượng cho biết thời gian qua, Lâm Vỹ Dạ đã cố gắng mài sáng nét diễn của mình. "Lâm Vỹ Dạ diễn ngày càng duyên, không ồn ào, biết đầu tư cho tính cách nhân vật, từ đó biết khống chế và biết nhân vật cần gì, ứng biến thế nào. Nói chung em biết cách tìm chìa khóa cho chính mình. Em là một viên ngọc sáng của làng hài".
Ở Làng gốm Thanh Hà Hội An, tất cả các quy trình sản xuất đều được thực hiện thủ công hoàn toàn, tạo nên sự khác biệt so với những làng gốm khác trên cả nước. Du khách đến đây không thể bỏ lỡ những hoạt động thú vị. * Tham quan Công viên đất nung Thanh Hà: Công viên gốm lớn nhất Việt Nam với diện tích gần 6000m2, nơi trưng bày và giới thiệu các sản phẩm gốm từ xưa đến nay. Công viên này còn sở hữh bộ sưu tập mô hình của hàng trăm công trình kiến trúc nổi tiếng bằng gốm, như tháp nghiêng Pisa, Kim Tự Tháp, Nhà Trắng, Chùa Một Cột, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh. * Tận hưởng không gian cổ kính của làng gốm trên 500 tuổi: Làng gốm Thanh Hà đã tồn tại từ thế kỷ 15 và được biết đến với lịch sử lâu dài và sự phát triển của nghề gốm. Du khách có cơ hội nghe giới thiệu về lịch sử và tham gia các hoạt động truyền thống của làng gốm. * Chiêm ngưỡng kỹ thuật điêu luyện: Tại làng gốm Thanh Hà, đất sét là nguyên liệu chính để tạo ra những sản phẩm gốm độc đáo. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng quá trình tạo hình gốm từ đất sét thô đến sản phẩm hoàn thiện, được thực hiện bởi những nghệ nhân tài hoa một cách đầy nghệ thuật. Các sản phẩm gốm rất đa dạng, từ các chậu hoa, bức tượng, đến vật dùng trong nhà và các món đồ trang trí nghệ thuật. * Tạo ra tác phẩm gốm riêng: Trải nghiệm thú vị nhất là tự tay tạo ra các tác phẩm gốm của riêng mình dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân. Sau khi hoàn thành, du khách có thể mang về những sản phẩmnày về làm quà cho người thân yêu nữua đấy nhé!
Giọng hát Thanh Nga được đánh giá là vô cùng đặc biệt tuy không quá kỹ thuật nhưng lại mang âm sắc riêng dễ nhận biết, dày và có sức nặng, rất truyền cảm, phù hợp với lối ca tự sự, một mạc, chân phương, chất chứa cảm xúc.
Chúc mừng bạn đã thêm playlist Bên Cầu Dệt Lụa thành công
Thêm bài hát vào playlist thành công
Hai vở cải lương kinh điển "Bên cầu dệt lụa" và "Tiếng trống Mê Linh" được dàn dựng nhằm kỷ niệm 64 năm đoàn Thanh Minh - Thanh Nga vang bóng một thời.
Không chỉ là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ Smile Pro trên siêu máy phẫu thuật Visumax 800, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga còn luôn đi đầu trong cả chất
Vũ Linh, Bảo Quốc, Lệ Thủy, Út Bạch Lan, Thanh Sang... dù sức khỏe không còn như thời vàng son vẫn truyền cảm xúc cho khán giả qua vở diễn "Bên cầu dệt lụa".
Cảm ơn bạn đã liên hệ với Bệnh viện FV.
Chúng tôi đã nhận được thắc mắc của bạn và đã chuyển đến bộ phận có liên quan. Nhân viên phụ trách sẽ trả lời riêng với bạn trong vòng hai ngày làm việc.
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ phòng Dịch vụ Bệnh nhân theo số điện thoại (84 – 28) 54 11 33 33, ext: 7700 hoặc 1353, từ 8g00 sáng đến 5g00 chiều từ thứ Hai đến thứ Sáu; và 8g00 đến 12g00 ngày thứ Bảy.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng chọn Bệnh viện FV là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình!
Phòng Dịch vụ Bệnh nhân – Bệnh viện FV
Xin vui lòng không trả lời vì thư này được gửi tự động từ hệ thống trực tuyến